Trang thông tin tổng hợp Viện Kiểm Sát Khánh Hòa

tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới

Về các tội xâm phạm sở hữu(phần I)

1. Vụ án Nguyễn Xuân Chiến bị kết án về tội “trộm cắp tài sản”

Nguồn: Thông báo rút kinh nghiệm số: 188/TB-VKSTC-V3 ngày 19/9/2011

Ngày 21/7/2011, Toà hình sự - Toà án nhân dân tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm vụ án Nguyễn Xuân Chiến bị Toà án cấp sơ thẩm và Toà án cấp phúc thẩm kết án về tội “Trộm cắp tài sản”. Thông qua vụ án này, Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự thấy cần rút kinh nghiệm. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự nói chung.

1. Nội dung vụ án:

 Trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 11 năm 1008, Nguyễn Xuân Chiến và đồng phạm đã thực hiện nhiều vụ trộm cắp trên địa bàn tỉnh TN, cụ thể như sau:

Vụ thứ nhất:Khoảng 15giờ 30 phút ngày 20/10/2008, Nguyễn Xuân Chiến đi xe máy BKS 20 M2-5334 (xe của bố Chiến) chở Phạm Văn Quế đến Trường Đại học T. Sau khi quan sát thấy trước bồn hoa giảng đường A dựng nhiều xe máy, Chiến dừng xe để cạnh xe Yamaha Sirius BKS 20M1-3258 màu đỏ của chị Lý Hồng Hạnh. Chiến đi vào khu giảng đường, Quế ở lại dùng vam phá khoá mang theo phá khoá ổ điện, lấy trộm xe. Sau khi lấy được xe Quế bán cho một người tên là Hưng và chia cho Chiến 500.000 đồng. Ngày 20/10/2008, chị Hạnh làm đơn trình báo sự việc trên tới Công an thành phố TN. Theo chị Hạnh thì chiếc xe bị mất có giá trị 14.400.000 đồng.

Ngày 14/6/2009 ông Nguyễn Xuân Trung (là bố Chiến) và anh Lục Đình Huấn (là anh rể của Quế) đã bồi thường cho chị Hạnh 14.400.000 đồng.

Vụ thứ hai: Khoảng 14 giờ ngày 17/11/2008, Phạm Văn Quế rủ Nguyễn Xuân Chiến đi trộm cắp. Chiến đồng ý và lấy xe máy của gia đình chở Quế đến Uỷ ban nhân dân phường TL, thành phố TN. Chiến dựng xe ở nhà xe rồi đi vào trụ sở làm việc. Còn Quế ở lại dùng vam phá ổ khoá điện, lấy trộm chiếc xe  YAMAHA Jupiter màu xanh BKS 20 L4-0739 của anh Trương Xuân Thịnh. Sau đó, Quế và Chiến bán xe cho Nguyễn Trung Cường được 5.000.000 đồng. Quế chia cho Chiến 2.500.000 đồng. Cường bán lại xe cho một người không quen biết được 6.200.000 đồng. Ngày 17/11/2008, anh Thịnh đã làm đơn trình báo Công an phường TL, thành phố TN. Ngày 12/6/201/2009, Nguyễn Trung Cường tự đi chuộc xe về trả cho anh Thịnh.

Gia đình Chiến và Quế đã thoả thuận với anh Thịnh là chiếc xe chỉ còn giá trị 8.000.000 đồng. Theo giá trị xe lúc mất là 22.000.000 đồng thì các bị cáo còn phải bồi thường cho anh Thịnh 14.000.000 đồng. Ông Nguyễn Xuân Trung (bố của Chiến) đã bồi thường cho anh Thịnh 7.000.000 đồng.

Vụ thứ 3: Khoảng 18 giờ ngày 18/11/2008, Quế, Chiến và Dương Đình Cường cùng rủ nhau đi trộm cắp tài sản. Chiến dừng lại dùng xe máy của gia đình chở Quế và Cường đến nhà chị Trần Thị Hoa  thành phố TN. Thấy trong sân nhà chị Hoa có dựng nhiều xe máy, Chiến dừng xe cùng Cường đứng ngoài đợi, còn Quế mở cổng vào nhà chị Hoa lấy trộm chiếc xe máy YAMAHA, BKS 20L6-3898 của anh Đàm Quang Xuân cho Chiến, Cường. Sau đó, Quế quay lại nhà chị Hoa tiếp tục lấy trộm chiếc xe YAMAHA, BKS 20L5-8588 của anh Lâm Văn Minh. Chiến, Cường và Quế mang hai chiếc xe vừa trộm cắp được bán cho Nguyễn Trung Cường với giá 9.000.000 đồng. Quế chia cho Chiến 3.000.000 đồng, Cường 2.500.000 đồng, còn 3.500.000 đồng Quế giữ và ăn tiêu hết.

Vụ thứ 4: Khoảng 18 giờ ngày 25/11/2008, Chiến đi xe máy của gia đình chở Nguyễn Kiều Hưng đi chơi rồi rủ nhau đi trộm cắp. Đến một quán bán đồ điện, ở gần cầu GB, thành phố TN, Chiến mua 01 chiếc tuôc nơ vít dài khoảng 30 cm và 01 chiếc cà lê choòng dài khoảng 17cm đưa cho Hưng để phá khoá xe máy. Sau đó Chiến đưa Hưng đi một số nơi trong thành phố TN nhưng không trộm được chiếc xe nào. Chiến và Hưng đi đến khu vực thị trấn Chùa Hang, huyện ĐH thì thấy có hai chiếc xe máy dựng trước cửa nhà anh Lã Anh Dũng. Chiến đợi ở ngoài, Hưng vào dùng tuôc nơ vít và cà lê choòng phá khoá chiếc xe Jupiter MX BKS 20L6-1571. Chiến và Hưng tháo gương cùng biển số và lắp biển số giả là 21 T6-5644 rồi đem chiếc xe trên đến gửi tại phòng trọ của Triệu Đình Tứ ở gần trường đại học T (lúc đó Tứ  không biết chiếc xe là do Chiến và Hưng đã trộm cắp được). Ngày 27/11/2008 Tứ đã đem chiếc xe trên nộp cho Công an phường TT, thành phố TN. Chiếc xe  trị giá 19.000.000 đồng đã được trả lại cho anh Dũng.

Vụ thứ 5: Cùng trong buổi tối ngày 25/11/2008, sau khi gửi Tứ chiếc xe trộm cắp được của anh Dũng và ăn cơm tối xong, Chiến rủ Hưng đi vào trường Trung cấp nghề số 1 Bộ Quốc phòng- thành phố TN, nơi Chiến đang theo học. Khi đi mang theo tuôc nơ vít và cà lê choòng để phá khoá xe. Khi đến nơi, Chiến dựng xe cạnh xe Jupiter BKS 20L7-0957 của chị Nguyễn Thị Phương Thảo là bạn học cùng lớp với Chiến, rồi vào trong lớp. Hưng và Chiến nhắn tin qua lại nhiều lần rồi thống nhất trộm cắp chiếc xe của chị Thảo. Hưng phá khoá, trộm cắp được chiếc xe của chị Thảo mang ra khu vực làng Đông, Đồng Bẩm, thành phố TN rồi điện thoại cho Chiến ra điểm hẹn lúc này khoảng 21giờ 30 phút. Chiến đến nơi thì bảo Hưng tháo biển số vứt xuống sông Cầu và lắp biển số 20L6-1571 là biển số của chiếc xe mà Chiến và Hưng trộm cắp được của anh Dũng. Ngày 26/11/2008, Chiến gọi Hưng đem chiếc xe của chị Thảo đi bán cho Nguyễn Trung Cường được 5.500.000 đồng. Hưng cầm tiền ăn tiêu còn 4.900.000 đồng đã nộp cho cơ quan điều  tra.

Chiếc xe này đã được thu hồi và trả cho chị Thảo.

Trong vụ án này, Dương Đình Cường vắng mặt tại địa phương, Phạm Văn Quế bỏ trốn, Cơ quan điều tra đã tách vụ án để khi nào bắt được thì xử lý sau.

2. Quá trình giải quyết vụ án.

Tại bản án hình sự sơ thẩm số 221/2009/HSST ngày 25/6/2009, Toà án nhân dân thành phố TN áp dụng các điểm b, e khoản 2 Điều 138; các điểm b, p khoản 1và khoản 2 Điều 46 BLHS, xử phạt Nguyễn Xuân Chiến 24 tháng tù về tội “trộm cắp tài sản”.

Ngày 20/7/2009, Nguyễn Xuân Chiến kháng cáo xin được hưởng án treo.

Tại bản án hình sự phúc thẩm số 217/HSPT/2009 ngày 21/8/2009, Toà án nhân dân tỉnh TN sửa bản án sơ thẩm.

Áp dụng điểm e khoản 2 Điều 138; các điểm b, p và 0 khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 60 Bộ luật hình sự; xử phạt Nguyễn Xuân Chiến 24 tháng tù về tội “trộm cắp tài sản”, nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 38 tháng 10 ngày tính từ ngày tuyên án phúc thẩm.

Tại Kháng nghị giám đốc thẩm số 23/QĐ-VKSND-V3 ngày 19/8/2010, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Toà Hình sự Toà án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm huỷ bản án hình sự phúc thẩm nêu trên về phần trách nhiệm hình sự đối với Nguyễn Xuân Chiến để xét xử phúc thẩm lại, không cho Nguyễn Xuân Chiến đuợc hưởng án treo.

Tại quyết định giám đốc thẩm số 12/2011/HS-GĐT ngày 21/7/2011, Toà Hình sự Toà án nhân dân tối cao đã quyết định huỷ bản án hình sự phúc thẩm số 217/2009/HSPT ngày 21/8/2009 của Toà án nhân dân tỉnh TN, giao hồ sơ cho Toà án nhân dân tỉnh TN để xét xử phúc thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

3. Vấn đề cần rút kinh nghiệm

Trong một khoảng thời gian ngắn (từ tháng 10 đến tháng 11 năm 2008), Nguyễn Xuân Chiến và các đồng phạm đã liên tiếp thực hiện 5 vụ trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh TN, với tổng giá trị tài sản chiếm đoạt là 102.400.000 đồng. Toà án cấp sơ thẩm và Toà án cấp phúc thẩm kết án Nguyễn Xuân Chiến về tội “trộm cắp tài sản” theo điểm e khoản 2 Điều 138 Bộ luật hình sự là có căn cứ, đúng pháp luật.

Tuy nhiên, Toà án cấp phúc thẩm cho bị cáo Nguyễn Xuân Chiến được hưởng án treo là không đánh giá đúng vai trò, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội do bị cáo thực hiện; không đề cao đuợc tác dụng đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm; không thể hiện được tính nghiêm minh của pháp luật; không đúng với quy định của Bộ luật hình sự về chế định án treo và trái với hướng dẫn tại tiểu mục 6.1 Nghị quyết 01/2007/NQ-HĐTP ngày 2/10/2007 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao về điều kiện cho hưởng án treo. Vì: Trong các lần phạm tội, Nguyễn Xuân Chiến đều dùng xe máy của gia đình chở đồng bọn đi trộm cắp, và tham gia phạm tội một cách tích cực, trong đó có hai lần bị cáo trực tiếp mua công cụ, phương tiện phạm tội (tuôc nơ vít,cà lê choòng..) và rủ rê, chỉ huy Nguyễn Kiều Hưng thực hiện hành vi phạm tội. Hành vi phạm tội của Nguyễn Xuân Chiến tập trung nhiều tình tiết định khung tăng nặng quy định tại các điểm b và c khoản 2 Điều 138 Bộ luật hình sự (có tính chất chuyên nghiệp; trị giá tài sản bị chiếm đoạt từ 50.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng). Ngoài các vụ  trộm cắp ở vụ án này, trong cùng thời điểm phạm tội ở TN, Nguyễn Xuân Chiến cùng đồng bọn gây ra hai vụ trộm cắp tài sản khác trên địa bàn tỉnh BK (tài sản bị chiếm đoạt là 3 chiếc xe máy có tổng giá trị trên 42.000.000 đồng) và đã bị Viện kiểm sát nhân dân huyện CM tỉnh BK truy tố tại Cáo trạng số 13/KSĐT-KT ngày 20/4/2009; tuy nhiên khi xét xử Toà án cấp sơ thẩm và Toà án cấp phúc thẩm đều không xem xét đến tình tiết này là thiếu sót.

Từ việc bản án phúc thẩm bị hủy để xét xử phúc thẩm lại đã là bài học thực tiễn để Thẩm phán, Kiểm sát viên làm công tác xét xử và kiểm sát xét xử cùng rút kinh nghiệm chung, để tránh những trường hợp tương tự xảy ra, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác được phân công./.

 

2-Vụ án Nguyễn Hoàng Thế Bảo bị Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm kết án về tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản"

Nguồn: Thông báo rút kinh nghiệm số 109/TB-VKSTC-V3 ngày 24/5/2011

Thông qua công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử giám đốc thẩm, Vụ Thực hành quyền công tố và Kiểm sát xét xử Hình sự thấy cần rút kinh nghiệm về việc xác định tội danh đối với hành vi phạm tội của Nguyễn Hoàng Thế Bảo đã bị Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm kết án về tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" để rút kinh nghiệm chung tránh sai lầm tương tự xảy ra.

1. Nội dung vụ án

Vào khoảng 22 giờ 30 phút ngày 22/3/2008, anh Nguyễn Trương Tấn điều khiển xe mô tô nhãn hiệu DRUM biển kiểm soát 6..L3 - 4224 chở anh Hà Quang Việt đến quán nước ở lề đường gần ngã tư V để thuê xe ôm chở anh Việt về nhà lại 62D/2, khu phố 8, phường T, thành phố B. Khi vào quán nước anh Tấn dựng xe mô tô rồi cùng anh Việt đi vào bàn ngồi, chìa khóa xe mô tô để trên mặt bàn. Anh Tấn hỏi giá thuê xe ôm đi về công viên 30-4 hết bao nhiêu tiền thì Nguyễn Hoàng Thế Bảo trả lời là 20.000 đồng và yêu cầu anh Tấn trả tiền trước. Anh Tấn trả lời là không có tiền và mở ví cho Bảo xem. Thấy anh Tấn không có tiền mà lại thuê xe ôm nên Bảo dùng tay đấm 01 cái vào mặt anh Tấn rồi giật ví lấy giấy chứng nhận đang ký xe mô tô của anh Tấn cho vào túi áo, rồi lấy chìa khóa xe mô tô của anh Tấn để trên mặt bàn nơi anh Tấn và anh Việt đang ngồi đi ra chỗ để xe nổ máy lấy lý do đèo anh Việt về nhà. Do ban đêm, khu vực ít người và không quen biết ai nên anh Tấn không có phản ứng gì. Khi lấy được xe, Bảo chở anh Việt đến ngã tư V rồi thuê xe ôm khác để chở anh Việt về nhà sau đó Bảo đem xe mô vô cùng giấy tờ xe nhờ Phương và Tuệ (không xác định lý lịch) đem bán được 3.000.000 đồng Phương chia cho Bảo 800.000 đồng.

Tại biên bản giám định tài sán ngày 20/8/2008, Hội đồng Định giá tài sản thành phố B, tỉnh D xác định xe mô tô nhãn hiệu DRUM của anh Nguyễn Trương Tấn trị giá 3.000.000 đồng.

2. Qúa trình tố tụng giải quyết vụ án

Tại bản Cáo trạng số 578 ngày 27/1l/2008, Viện kiểm sát nhân dân thành phố B truy tố Nguyễn Hoàng Thế Bảo về tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, theo quy định Điểm a Khoản 1 Điều 140 Bộ luật Hình sự.

Tại bản án hình sự sơ thẩm số 25/2009/HSST ngày 12/01/2009, Toà án nhân thành phố B, tỉnh D áp dụng điểm a, Khoản 1 Điều 140; Điểm h, p Khoản 1 Điều 46 Bộ luật Hình sự xử phạt Nguyễn Hoàng Thế Bảo 14 tháng tù về tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".

Ngày 22/01/2009, Nguyễn Hoàng Thế Bảo kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Tại bản án hình sự phúc thẩm số 164/2009/HSPT ngày 22/5/2009, Toà án nhân dân tỉnh D giữ nguyên quyết định của bản án sơ thẩm về tội danh và hình phạt đối với Nguyễn Hoàng Thế Bảo và kiến nghị cấp giám đốc thẩm xem xét lại tội danh của bị cáo.

(Tại phiên tòa Kiểm sát viên thực hành quyền công tố kết luận hành vi phạm tội của Nguyễn Hoàng Thế Bảo là tội "cướp tài sản" nhưng do không có kháng cáo, kháng nghị nên đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm y án sơ thẩm và kiến nghị xem xét lại vụ án theo trình tự giám đốc thẩm).

Tại Kháng nghị giám đốc thẩm số 29/QĐ-VKSTC-V3 ngày 21/9/2009, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Tòa hình sự Tòa án nhân dân tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm hủy bản án hình sự phúc thẩm số 164/2009/HSPT ngày 25/5/2009 của Tòa án nhân dân tỉnh D và bản án hình sự sơ thẩm số 25/2009/HSST ngày 12/01/2009 của Tòa án nhân dân thành phố B, tỉnh D đối với Nguyễn Hoàng Thế Bảo để điều tra lại vì hành vi phạm tội của Bảo có dấu hiệu của tội "Cướp tài sản".

Tại Quyết định giám đốc thẩm số 0912010/HS-GĐT ngày 30 tháng 3 năm 2010, Hội đồng giám đốc thẩm Tòa hình sự Tòa án nhân dân tối cao đã chấp nhận kháng nghị: Hủy bản án hình sự phúc thẩm số 164/2009/HSPT ngày 25!5/2009 của Tòa án nhân dân tỉnh D và bản án hình sự sơ thẩm số 25/2009/HSST ngày l2/01/2009 của Tòa án nhân dân thành phố B, tỉnh D về phần tội danh đối với Nguyễn Hoàng Thế Bảo để điều tra lại theo đúng quy định của pháp luật.

3. Những vấn đề rút kinh nghiệm

Trong vụ án này các cơ quan tiến hanh tố tụng cấp sơ thẩm nói chung và Kiểm sát viên Viện kiểm sát cấp sơ thẩm nói riêng đã nghiên cứu không kỹ hồ sơ vụ án, đánh giá không đúng lời khai của bị cáo, người bị hại, người làm chứng và thời điểm, hoàn cảnh xảy ra vụ việc; không nắm vững đặc trưng của tội phạm và có cấu thành tội phạm dẫn đến việc xác định tội danh đối với Nguyễn Hoàng Thế Bảo không đúng, cụ thể:

Tại Cơ quan điều tra Công an thành phố B, Nguyễn Hoàng Thế Bảo khi nhận: Bảo không quen biết anh Nguyễn Trương Tấn và anh Hà Quang Việt. Bảo có ý định chiếm đoạt chiếc xe mô tô của anh Tấn trước khi Bảo đấm vào mặt anh Tấn. Anh Nguyễn Trương Tấn là người bị hại khai: Bảo đấm vào mắt trái làm anh Tấn bị choáng, tiếp theo Bảo giật ví lục soát lấy đăng ký xe và xe mô tô. Khi hỏi thuê xe ôm để chở anh Việt về nhà nhìn thấy Bảo có thái độ hung dữ và trước đó đã bị Bảo đấm vào mắt nên lúc đó tâm trạng của anh Tấn là quá sợ. Còn anh Hà Quang Việt là người làm chứng khai: Bảo thấy anh Việt và anh Tấn từ nơi khác đến nên Bảo đã hù dọa, đấm anh Tấn để chiếm đoạt xe mô tô. Tâm trạng của anh Việt và anh Tấn lúc đó là quá sợ, nên Bảo nói gì thì anh Tấn cũng nghe theo.

Tổng hợp những lời khai nêu trên có đủ cơ sở kết luận giữa Nguyễn Hoàng Thế Bảo và anh Nguyễn Trương Tấn không có quan hệ quen biết nhau, anh Tấn không phải vì tín nhiệm mà giao chiếc xe mô tô của mình cho Bảo rồi sau đó Bảo mới phụ lòng tin của anh Tấn chiếm đoạt xe mô tô của anh Tấn. Hành vi phạm tội của Nguyễn Hoàng Thế Bảo đã lợi dụng thời điểm ban đêm, người bị hại từ nơi khác đến và dùng tay đấm vào mặt Tấn, giật ví của anh Tấn lấy giấy chứng nhận đăng ký xe cắt vào túi áo của mình rồi chiếm đoạt chiếc xe mô tô biển số 6..L3 - 4224 của anh Tấn giao cho người khác bán lấy tiền chia nhau tiêu xài. Hành vi phạm tội này có dấu hiệu của tội "Cướp tài sản". Viện kiểm sát nhân dân thành phố B truy tố và Toà án cấp sơ thẩm kết án Nguyễn Hoàng Thế Bảo về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" theo điểm a, Khoản 1, Điều 140 Bộ luật Hình sự là không đúng quy định của pháp luật và làm cho việc giải quyết vụ án bị kéo dài.

Sai lầm của các cơ quan tiến hành tố tụng cấp sơ thẩm đã được Kiểm sát viên cấp phúc thẩm phát hiện ở giai đoạn xét xử phúc thẩm. Do vậy, sau khi Tòa án cấp phúc thẩm xét xử Viện kiểm sát nhân dân tỉnh D đã đề nghị xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm vụ án này là thể hiện tinh thần trách nhiệm của Kiểm sát viên đã nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, đánh giá đúng hành vi phạm tội, tính chất, hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra.

Thông qua vụ án này, Vụ Thực hành quyền công tố và Kiểm sát xét xử hình sự nhận thấy để bảo đảm cho việc thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự đúng người, đúng tội, đúng pháp luật đề nghị các Kiểm sát viên được giao nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm, phúc thẩm phải nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, nắm vững các quy định của Bộ luật Hình sự, các dấu hiệu đặc trưng của tội phạm và các yếu tố cấu thành tội phạm; thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh thao tác nghiệp vụ về thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm, phúc thẩm quy định tại Quy chế Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự, ban hành kèm theo Quyết định số 960 ngày 17/9/2007 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao góp phần hạn chế được những trường hợp tương tự xảy ra và nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự ./.

 Ghi chú: Một số địa danh nơi xảy ra và giải quyết vụ việc đã được Ban biên tập thay đổi.

--------------------------------

3- Vụ án Nguyễn Minh Quốc; vụ án Trần Sô Đa và Thạch Phương phạm tội “Trộm cắp tài sản”

Nguồn: Thông báo số 408/TB-VKSTC-V3 ngày 20 tháng 11 năm 2007

Vừa qua, Tòa hình sự Tòa án nhân dân tối cao đã xét xử giám đốc thẩm một số vụ án hình sự do có kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Thông qua công tác kiểm sát xét xử giám đốc thẩm, Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự thấy cần rút kinh nghiệm một số vấn đề trong hai vụ án "Trộm cắp tài sản" nhằm nâng cao chất lượng công tác công tố và kiểm sát xét xử hình sự.

I. Nội dung vụ án và quá trình giải quyết

1. Vụ án Nguyễn Minh Quốc:

Năm 2005 vợ chồng Nguyễn Minh Quốc và Lâm Thị Quyền có thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà Lê Kim Chung để vay 156.000.000đ. Do không có khả năng trả nợ, nên Quốc nảy sinh ý định trộm tài sản và giấy tờ trong tủ của bà Chung vừa để phi tang giấy tờ cầm đồ và bán lấy tiền để tiêu sài.

Khoảng 15h00 ngày 15/3/2006, Nguyễn Minh Quốc lẻn vào nhà bà Lê Kim Chung cậy tủ lấy được 01 sợi dây chuyền trọng lượng 13 chỉ vàng 18K; 01 đồng hồ đeo tay dây bằng vàng 18K trọng lượng 3 chỉ, 02 nhẫn đeo tay bằng vàng 18K trọng lượng 3,5 chỉ; 01 bộ vòng ximen bằng vàng 18K gồm 7 chiếc với trọng lượng 3 chỉ (tổng cộng là 22,5 chỉ vàng 18K; 01 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên vợ chồng Quốc cùng giấy biên nhận Quốc nợ bà Chung 156.000.000đ; 01 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên vợ chổng Tống Kim Vinh đã thế chấp cho bà Chung để vay tiền. Số vàng trộm cắp được Quốc mang đi bán được 8.500.000đ, chiếc đồng hồ Quốc bán được 800.000đ, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của vợ chổng Quốc và giấy biên nhận nợ số tiền 156.000.000đ thì Quốc ném xuống sông tiêu hủy, còn giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của vợ chồng chị Vinh thì Quốc đất bỏ. Gia đình Quốc đã bồi thường các khoản cho bà Chung được 13.970.000đ và bà Chung đã nhận lại chiếc đồng hồ có dây bằng vàng trọng lượng 3 chỉ. cáo trạng số 1301KSĐT-KT ngày 11/9/2006, Viện kiểm sát nhân dân thành phố C, tỉnh M đã truy tố Nguyễn Minh Quốc về tội "Trộm cắp tài sản” theo khoản 1 Điều 138 BLHS.

Tại bản án hình sự sơ thẩm số 155/2006/HSST ngày 24/10!2006, Tòa án nhân dân thành phố C áp dụng khoản 1 Điều 138; cặp điểm. b, g, h và p khoản 1 Điều 46 BLHS xử phạt Nguyễn Minh Quốc 2 năm tù về tội "Trộm cắp tài sản buộc Quốc phải bồi thường cho bà Lê Kim Chung một vòng cẩm thạch, một mặt dây chuyền cẩm thạch và 450.000đ tổng các khoản là 2.250.000đ; bồi thường cho bà Tống Kim Vinh 1.340.000đ (chi phí làm lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Ngày 31/10/2006, Nguyễn Minh Quốc kháng cáo xin được hưởng án treo. Tại bản án hình sự phúc thẩm số 46/2007/HSPT ngày 23/1/2007 Tòa án nhân dân tỉnh M không chấp nhận kháng cáo của bị cáo về hình phạt nhưng lại sửa khung hình phạt áp dụng khoản 2 Điều 138, các điểm b, g và p khoản 1 Điều 46 BLHS xử phạt Nguyễn Minh Quốc 2 năm tù về tội Trộm cắp tài sản".

Tại quyết định giám đốc thẩm số 22/2007/HS-GĐT ngày 25/10/2007 Hội đồng giám đốc thẩm TANDTC đã quyết định: "Hủy bản án hình sự phúc thẩm số 46/2007/HSPT ngày 23/01/2007 của TAND tỉnh M và bản án hình sự sơ thẩm số 155/2006/HSST ngày 24/10/2006 của TAND thành phố C chuyển hồ sơ vụ án cho VKSNDTC để giải quyết theo thủ tục chung (tại phiên Tòa giám đốc thẩm, đại diện VKSNDTC nhất trí với kháng nghị của Chánh án TANDTC).

2. Vụ án Trần Sô Đa và Thạch Phương.

Sáng ngày 12/1/2007 Trần Sô Đa, Thạch Phương cùng Nguyễn Hoàng Hận, Thạch Sô Phía và Kim Chanh Đa ra vác lúa thuê ở ấp M, xã T, huyện K, tỉnh S. Đến 13h thì nghỉ, Hận rủ mọi người về nhà Hận để nhậu. Đến khoảng 16h30 phút thì Đa và Phương ra về. Trên đường về, khi đi qua nhà ông Lê Văn Cầy thấy nhà khóa cửa trước, biết không có ai ở nhà nên Đa đã rủ Phương vào nhà lấy trộm tài sản và Phương đồng ý. Hai người đi vòng ra phía san nhà thấy cửa sau không đóng nên cả 2 vào nhà lục lọi đồ đạc phát hiện 2 chiếc đồng hồ điện kế treo trên vách. Đa liền giật lấy chiếc đồng hồ nhưng bị vướng dây điện, Phương dùng tay bê đút dây điện lấy đồng hồ đưa cho Đa. Sau khi lấy được 2 chiếc đồng hồ điện kế, Đa và Phương đem ra ngoài và tiếp tục trèo lên cây nhãn để bứt dây điện. Trong lúc Phương đang cuộn dây điện thì bị anh Trịnh Văn Khanh phát hiện, hai người bỏ chạy nhưng anh Khanh cùng bà con đuổi theo bắt được Đa và Phương, thu hồi được toàn bộ tài sản. Trong số tài sản đó có 1 chiếc đồng hồ điện kế là của ông Lê Văn Cầy, 1 chiếc là của anh Trịnh Văn Khanh để nhờ nhà ông Cầy Tổng giá trị tài sản bị chiếm đoạt (gồm 2 chiếc đồng hồ điện kế và dây điện) là 1.212.300 đồng.

Bản cáo trạng số 07/VKS-HS-2007 ngày 12/2/2007 của VKSND huyện K tỉnh S truy tố Trần Sô Đa và Thạch Phương về tội "Trộm cắp tài sản” theo điểm a khoản 2 Điều 138 BLHS.

Tại bản án hình sự sơ thẩm số 03/2007/HSST ngày 28/2/2007 TAND huyện K áp dụng điểm a khoản 2 Điều 138, các điểm p khoản 1 và khoản 2 Điều 46 BLHS (riêng Thạch Phương áp dụng thêm Điều 69 và Điều 71 BLHS) xử phạt Trần Sô Đa 3 năm tù, Thạch Phương 2 năm 3 tháng tù đều về tội "Trộm cắp tài sản".

Ngày 6/3/2007 Trần Sô Đa có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và cho rằng hành vi trộm cắp của bị cáo không phải phạm tội có tổ chức và yêu cầu giám định lại giá trị tài sản. Cùng ngày, Thạch Phương có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và người đại diện hợp pháp của bị cáo Thạch Phương là ông Thạch Sên kháng cáo xin cho bị cáo được hưởng án treo.

Tại bản án hình sự phúc thẩm số 59/2007/HSPT ngày 27/4/2007, TAND tỉnh S giữ nguyên quyết định của bản án hình sự sơ thẩm đối với Trần Sô Đa; áp dụng điểm a khoản 2 Điều 138, các điểm g và p khoản 1 và khoản 2 Điều 46, Điều 74 và Điều 47 BLHS, xử phạt Thạch Phương 1 năm 6 tháng tù.

Tại quyết định giám đốc thẩm số 27/2007/HS-GĐT ngày 26/10/2007, Hội đồng giám đốc thẩm TANDTC quyết định hủy bản án hình sự phúc thẩm số 59/2007/HSPT ngày 27/4/2007 của TAND tỉnh S về phần quyết định hình phạt đối với Trần Sô Đa, giao hồ sơ cho TAND tỉnh S xét xử phúc thẩm lại đối với Trần Sô Đa theo đúng qui định của pháp luật (Thạch Phương đã được đặc xá tha tù trước thời hạn theo Quyết định số 1216/2007/QĐ-CTN ngày 22/10/2007 của Chủ tịch nước nên việc xét xử lại để giảm hình phạt đối với bị cáo là không cần thiết).

II. Những vấn đề cần rút kinh nghiệm

1. Đối với vụ án Nguyễn Minh Quốc:

Tại bản cáo trạng số 130/KSĐT-KT ngày 11/9/2006 VKSND thành phố C kết luận: "Do vợ chồng Nguyễn Minh Quốc có thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho chị Lê Kim Chung vay số tiền 156.000.000 đồng, Quốc vào nhà chị Chung cậy tủ lấy trộm 22,5 chỉ vàng 18K trị giá 20.137.500 đồng cùng các giấy tờ vay nợ để phi tang giấy nợ thu lợi bất chính cho cá nhân". Như vậy, cáo trạng không truy tố cụ thể hành vi phạm tội nào của bị cáo, quá trình điều tra chưa làm rõ được hành vi lấy trộm và hủy hoại các giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất mà bị cáo Quốc đã thế chấp cho bà Chung với giấy biên nhận nợ 156.000.000 đồng nhằm để chiếm đoạt ngay hay đây chỉ là sự chuẩn bị bước đầu cho việc bị cáo lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tiền vay của bà Chung (chưa làm rõ động cơ mục đích). Nếu truy tố cả việc bị cáo hủy hoại các giấy chứng nhận quyền để sử dụng đất với các giấy tờ có giá để chiếm đoạt 156.000.000 đồng thì hành vi này có dấu hiệu của tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".

Khi xét xử sơ thẩm, Tòa án không yêu cầu làm rõ các hành vi phạm tội của bị cáo mà Viện kiểm sát đã truy tố, chỉ kết án bị cáo về hành vi trộm cắp các tài sản là các vật cụ thể có thật của bà Chung và tách việc vợ chồng bị cáo Quốc vay nợ 156.000.000 đồng để giải quyết bằng vụ kiện dân sự khác cũng chưa phù hợp với kết luận của cáo trạng nêu trên và chưa giải quyết triệt để vụ án này.

Mặc dù bản án sơ thẩm đã tách khoản tiền Quốc nợ bà Chung là 156.000.000 đồng để giải quyết bằng vụ kiện dân sự khác, nhưng bản án phúc thẩm lại kết án thêm hành vi hủy hoại các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các giấy tờ có giá nhưng cấp phúc thẩm không quyết định bị cáo phải trả cho bà Chung 156.000.000 đồng dẫn đến gây thiệt hại cho bà Chung trong việc khởi kiện đòi 156.000.000 đồng. Tòa án cấp sơ thẩm chỉ áp dụng khoản 1 Điều 138 BLHS để xử phạt bị cáo về hành vi trộm cắp tài sản. Sau khi xét xử sơ thẩm chỉ có Nguyễn Minh Quốc kháng cáo xin được hưởng án treo, nhưng khi xét xử phúc thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm lại áp dụng khoản 2 Điều 138 BLHS để xử phạt bị cáo là làm xấu đi tình trạng của bị cáo, như vậy là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hình sự được qui định tại khoản 3 Điều 249 BLTTHS.

Tại phiên tòa phúc thẩm, Kiểm sát viên kết luận hành vi của bị cáo (lấy trộm giấy tờ đem tiêu hủy) có dấu hiệu của tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo điểm g khoản 1 Điều 140 BLHS và đề nghị Hội đồng xét xử hủy án sơ thẩm để điều tra lại. Cấp phúc thẩm không chấp nhận đề nghị nhưng Kiểm sát viên không báo cáo lãnh đạo Viện để đề xuất báo cáo kháng nghị giám đốc thẩm để bảo vệ quan điểm đúng đắn của Viện kiểm sát là có thiếu sót cần rút kinh nghiệm.

2. Đối với vụ án Trần Sô Đa và Thạch Phương:

Cáo trạng số 07 ngày 12/2/2007 của VKSND huyện K tỉnh S truy tố Trần Sô Đa và Thạch Phương về tội trộm cắp tài sản là có căn cứ đúng pháp luật. Tuy nhiên, việc truy tố và xét xử, Tòa án các cấp đã áp dụng điểm a khoản 2 Điều 138 BLHS (phạm tội có tổ chức) đối với 2 bị cáo trên là áp dụng pháp luật không đúng. Vì hành vi phạm tội của các bị cáo không phải là phạm tội có tổ chức mà chỉ là bột phát, nhất thời phạm tội, không có sự bàn bạc, phân công chặt chẽ mà chỉ là đồng phạm giản đơn, nên chúng phạm tội thuộc trường hợp qui định tại khoản 1 Điều 138 BLHS. Về quyết định hình phạt khác đối với Trần Sô Đa và Thạch Phương: cả 2 bị cáo đều có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như: Trộm cắp tài sản không lớn và đã được thu hồi nên nên thuộc trường hợp phạm tội nhưng gây thiệt hại không lớn, cả hai đều khai báo thành khẩn (điểm g, p khoản 1 Điều 46 BLHS). Cả hai bị cáo đều là người dân tộc Khơ me, là nhân dân lao động chưa có tiền án tiền sự nếu chỉ áp dụng khoản 1 Điều 138 BLHS thì hành vi phạm tội của các bị cáo được coi là phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng. Trong vụ án này, Trần Sô Đa là người khởi xướng hành vi phạm tội, rủ rê Thạch Phương là người chưa thành niên phạm tội nên mức hình phạt cao hơn Thạch Phương. Nhưng mức hình phạt mà Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp Phúc thẩm đã tuyên phạt đối với cả 2 bị cáo là quá nặng, cần phải xem xét phúc thẩm lại để áp dụng khoản 1 Điều 138 BLHS và giảm hình phạt cho các bị cáo. (Tại phiên Tòa phúc thẩm, Kiểm sát viên đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm y án sơ thẩm đối với cả 2 bị cáo).

Những sai lầm trong việc áp dụng pháp luật hình sự nêu trên trong vụ án này có phần thiếu sót của Kiểm sát viên làm công tác kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm và phúc thẩm cần được rút kinh nghiệm chung. Trên đây là hai vụ án hình sự đã được TANDTC xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm. Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự thông báo để VKSND các địa phương nghiên cứu rút kinh nghiệm chung nhằm nâng cao chất lượng nghiệp vụ công tác công tố và kiểm sát xét xử hình sự.

Ghi chú: Một số địa danh nơi xảy ra và giải quyết vụ việc đã được Ban biên tập thay đổi.

----------------------------------

4- Vụ án Lưu Văn Hồ phạm tội "Trộm cắp tài sản" và Hoàng Văn Hùng phạm tội "Chứa chấp tiêu thu tài sản do người khác phạm tội mà có"

Nguồn: Thông báo số 128/TB-VKSTC-V3 ngày 25 tháng 5 năm 2010

Qua công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử vụ án Lưu Văn Hồ phạm tội "trộm cắp tài sản" và Hoàng Văn Hùng phạm tội "chứa chấp tiêu thu tài sản do người khác phạm tội mà có" ở tỉnh T theo thủ tục giám đốc thẩm.Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự (Vụ 3) xét thấy cần thông báo rút kinh nghiệm trong việc áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự đối với vụ án này.

I/ Nội dung và quá trình giải quyết vụ án.

Lưu Văn Hồ, sinh năm 1958; HKTT: Thôn 7 Minh Tiến, xã M, huyện H, tỉnh T; Nghề nghiệp làm ruộng; chưa có tiền án, tiền sự.

Hoàng Văn Hùng sinh năm 1964; HKTT Thôn 6 Minh Tiến, xã M, huyện H, tỉnh T; Nghề nghiệp: làm ruộng; chưa có tiền án, tiền sự.

Người bị hại: anh Chu Văn Thưởng; trú tại thôn 10 Minh Quang, xã M, huyện H, tỉnh T.

Ngày 19/11/2008, Lưu Văn Hồ bán cho anh Lý Văn Đào hai con trâu (gồm một con trâu mẹ và một con trâu con 9 tháng tuổi) giá 11.200.000 đồng. Cùng ngày anh Lý Văn Đào bán lại con trâu nghé cho anh Chu Văn Thưởng ở thôn 10 Minh Quang, xã M, huyện H, tỉnh T với giá 3.400.000 đồng. Anh Thưởng đem trâu nghé về thả cùng đàn trâu của gia đình được ba ngày thì con trâu nghé tự quay về nhà Lưu Văn Hồ đang thả ở trên đồi. Lưu Văn Hồ phát hiện con trâu nghé đã bán quay lại đàn trâu của nhà mình nhưng không nói cho ai biết và vẫn chăn dắt con trâu đó. Ngày 30/11/2008, Hồ gặp Hoàng Văn Hùng và nói với Hùng "tôi có con trâu con bán đi nhưng nó lại quay trở về, xem có nuôi được thì nuôi, khi nào lớn bán chia nhau". Hoàng Văn Hùng đồng ý và dắt trâu đến nhà bà Chu Thị Ngoãn ở thôn 3 Mỏ Nghiều, xã T, huyện H nhờ nuôi hộ, bà Ngoãn đồng ý nuôi hộ con trâu của Hùng.

Anh Chu Văn Thưởng khi bị mất trâu thì tổ chức đi tìm và phát hiện thấy trâu của mình ở nhà bà Ngoãn, anh Thưởng làm đơn đề nghị cơ quan Công an giải quyết, Con trâu đã được trả lại cho anh Thưởng. Lưu Văn Hồ đã tự nguyện bồi thường cho anh Thưởng 2.000.000 đồng chi phí tìm kiếm trâu; anh Thưởng cũng không bồi thường gì khác.

Vụ án được khởi tố số 45 ngày 4/6/2009 tội theo Điều 138 và Điều 250 BLHS.

Khởi tố bị can số 148 ngày 4/6/2009 Đối với Lưu văn Hồ Điều 138 BLHS;

Khởi tố bị can số 149 ngày 4/6/2009 Đối với Hoàng Văn Hùng Điều 250 BLHS;

Kết luận điều tra 60 ngày 24/7/2009 của CQĐT huyện H đề nghị truy tố Lưu Văn Hồ tội "Trộm cắp tài sản" điều 138 BLHS ; Hoàng Văn Hùng tội "Chứa chấp tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có" Điều 250 BLHS .

Cáo trạng số 60 ngày 24/7/2009 của VKSND huyện H truy tố Lưu Văn Hồ khoản 1 Điều 138; Hoàng Văn Hùng khoản 1 Điều 250 BLHS. Bản án hình sự sơ thẩm số 67/2009/HSST ngày 26/8/2009 của Toà án nhân dân huyện H áp dụng khoản 1 Điều 138; điểm b, h, p khoản 1 Điều 46; Điều 60 BLHS xử phạt Lưu Văn Hồ 8 tháng tù nhưng cho hưởng án treo. Áp dụng khoản 1 Điều 250; điểm h, p khoản 1 Điều 46; Điều 60 xử Hoàng Văn Hùng 7 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.

Ngày 25/9/2009 VKS tỉnh T có kháng nghị số số 13 đề nghị Toà án nhân dân tỉnh T xét xử phúc thẩm huỷ bản án sơ thẩm số 67/2009/HSST ngày 26/8/2009 của Toà án nhân dân huyện H trên để giải quyết lại vụ án (nhận định hành vi của hai bị cáo không phạm tội Điều 138 và Điều 250 BLHS).

Bản án hình sự phúc thẩm số 82/2009/HSPT ngày 30/11/2009 của Toà án nhân dân tỉnh T chấp nhận kháng nghị của VKSND tỉnh T huỷ bản án hình sự sơ thẩm số 67/2009/HSST ngày 26/8/2009 của Toà án nhân dân huyện H, giao về cho cấp phúc thẩm điều tra, giải quyết lại theo thủ tục chung.

Bản án hình sự phúc thẩm số 82/2009/HSPT ngày 30/11/2009 của Toà án nhân dân tỉnh T đã bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Quyết định giám đốc thẩm số 16/2010/HS-GĐT ngày 06/05/2010 của toà hình sự Toà án nhân dân tối cao quyết định huỷ bản án hình sự phúc thẩm số 82/2009/HSPT ngày 30/11/2009 của Toà án nhân dân tỉnh T và bản án hình sự sơ thẩm số 67/2009/HSST ngày 26/8/2009 của Toà án nhân dân huyện H, tỉnh T; tuyên bố Lưu Văn Hồ không phạm tội "Trộm cắp tài sản", Hoàng Văn Hùng không phạm tội "Tiêu thu tài sản do người khác phạm tội mà có" và đình chỉ vụ án đối với Lưu Văn Hồ và Hoàng Văn Hùng.

II. Một số vấn đề cần rút kinh nghiệm trong vụ án:

Qua nghiên cứu hồ sơ vụ án nhận thấy những vấn đề cần rút kinh nghiệm trong quá trình giải quyết vụ án này như sau:

1. Về tội danh

Ngày 19/11/2008 Lưu Văn Hồ bán con trâu mẹ và con trâu nghé cho anh Lý Văn Đào và ngay sau đó anh Lý Văn Đào lại bán lại con trâu nghé cho anh Chu Văn Thưởng. Anh Thưởng thả con trâu nghé cùng với đàn trâu của gia đình ở trên đồi được ba ngày thì con trâu nghé quay trở về đàn trâu của Lưu Văn Hồ cũng đang chăn thả ở trên đồi. Lẽ ra khi biết con trâu nghé của mình đã bán cho người khác nay lại quay về đàn trâu của gia đình thì Lưu Văn Hồ phải có trách nhiệm thông báo lại cho người đã mua trâu hoặc thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để trả lại con trâu nghé cho chủ sở hữu nhưng Hồ đã không làm vậy mà có ý thức chiếm đoạt con trâu nghé này, Lưu Văn Hồ đã bàn với Hoàng Văn Hùng dắt trâu đi nhờ người nuôi hộ để sau này trâu lớn sẽ bán chia nhau. Như vậy, Lưu Văn Hồ không có hành vi lén lút, bí mật trộm cắp tài sản (con trâu nghé) của anh Thưởng. Còn đối với hành vi của Hoàng Văn Hùng cũng không phải là hành vi chứa chấp tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, cần phải xác định rằng hành vi của Hồ và Hùng đã có dấu hiệu của tội "Chiếm giữ trái phép tài sản" được quy định tại Điều 141 BLHS; tuy nhiên tại thời điểm định giá tài sản (ngày 24/12/2008) Hội đồng định giá tài sản đã kết luận con trâu nghé có trọng lượng là 127kg và trị giá là 3.810.000 đồng. Nhưng theo quy định tại khoản 1 Điều 141 BLHS thì tài sản chiếm giữ trái phép phải có giá trị từ 5 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng mới bị xử lý về hình sự.

Theo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLHS năm 2009 thì việc chiếm giữ tài sản trái phép tài sản phải có giá trị từ 10 triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng mới bị xử lý về hình sự. Do đó, hành vi của Lưu Văn Hồ và Hoàng Văn Hùng chưa đủ yếu tố cấu thành tội "Chiếm giữ trái phép tài sản". Việc Toà án cấp sơ thẩm xét xử Lưu Văn Hồ tội "Trộm cắp tài sản" và Hoàng Văn Hùng phạm tội "Chứa chấp tiêu thụ tài sản đo người khác phạm tội mà có" là không có căn cứ.

2. Về thủ tục tố tụng

Theo quy định tại Điều 251 BLTTHS thì Toà án cấp phúc thẩm phải huỷ bản án sơ thẩm tuyên bố các bị cáo không phạm tội và đình chỉ vụ án nhưng Toà án cấp phúc thẩm lại huỷ bản án sơ thẩm để cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án (mặc dù trong bản án đã nhận định hành vi của Lưu Văn Hồ không thoả mãn dấu hiệu khách quan của tội "Trộm cắp tài sản" và hành vi của Hoàng Văn Hùng không phạm tội "Chứa chấp tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có". Như vậy, phần quyết định tại bản án hình sự phúc thẩm số 82/2009/HSPT ngày 30/11/2009 của Toà án nhân dân tỉnh T là không chính xác. Vì vậy, Hội đồng xét xử giám đốc thẩm Toà hình sự, Toà án nhân dân tối cao đã tuyên huỷ bản án sơ thẩm và bản án phúc thẩm nêu trên để đình chỉ vụ án và tuyên bị cáo Lưu Văn Hồ và Hoàng Văn Hùng không phạm tội.

Những vi phạm của các cơ quan tiến hành tố tụng ở cấp sơ thẩm đã không đánh giá đúng hành vi Vi phạm của Lưu Văn Hồ, Hoàng Văn Hùng trong việc chiếm giữ con trâu nghé để đối chiếu với các yếu tố cấu thành tội nên đã dẫn đến việc khởi tố, truy tố, xét xử sai. Những vi phạm nêu trên trách nhiệm chính thuộc về kiểm sát điều tra và thực hành quyền công tố tại phiên toà. Tuy nhiên, những vi phạm này đã được Viện kiểm sát nhân dân tỉnh T đã kịp thời phát hiện và đã kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm với nội dung theo hướng các bị cáo không phạm tội, nhưng phần quyết định lại đề nghị huỷ án sơ thẩm để điều tra, giải quyết lại vụ án là chưa áp dụng đúng pháp luật. Do vậy nên cấp giám đốc thẩm phải kháng nghị.

Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự xin thông báo về quá trình giải quyết vụ án để viện kiểm sát địa phương nghiên cứu trong việc áp dụng những quy định của Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự nhằm thực hiện tốt chức năng của ngành kiểm sát./.

Ghi chú: Một số địa danh nơi xảy ra và giải quyết vụ việc đã được Ban biên tập thay đổi.

-----------------------------------

5- Vụ án Nguyễn Xuân Quảng cùng đồng bọn bị kết án về tội "Cướp tài sản"

Nguồn: Thông báo số 79/TB-VKSTC-V3 ngày 20 tháng 04 năm 2011

Ngày 27/12/2010, Toà án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm vụ án Nguyễn Xuân Quảng cùng đồng bọn bị kết án về tội "cướp tài sản" do có kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Qua vụ án này, thấy cần rút kinh nghiệm một số vấn đề trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự.

I. Nội dung và quá trình giải quyết vụ án:

Khoảng 21 giờ ngày 25/7/2009, Nguyễn Xuân Quảng cùng Bùi Văn Hoài, Nguyễn Trọng Thuyên ngồi chơi tại khu vực trường mầm non xã V, huyện K, tỉnh T. Quảng rủ Hoài và Thuyên đi cướp tài sản của người đi đường thì cả hai đồng ý. Quảng liền đi đến chỗ Nguyễn Văn Huấn rủ cùng đi chơi. Sau đó, Thuyên điều khiển 01 xe máy chở Quảng còn Hoài điều khiển 01 xe máy chở Huấn đi xuống thị trấn N. Quảng mang theo 01 cây kiếm tự tạo dài khoảng 60cm, Hoài mang theo 01 con dao Thái Lan dài khoảng 30cm. Trên đường đi, Huấn biết việc cả bọn đi cướp tài sản thì đòi về nhưng Hoài không đồng ý mà tiếp tục chở Huấn đi cùng. Đến ngã tư thị trấn N, phát hiện thấy anh Phạm Duy Phớn (SN 1969) đang điều khiển xe máy chở vợ là chị Trần Thị Thuỷ đi về hướng xã Q, huyện K. Quảng hô lên "kia rồi, bám theo" Thuyên liên điều khiển xe đuổi theo xe anh Phớn. Khi đến đoạn đường cách đồng thuộc xã Q, Thuyên vượt lên, ép xe của anh Phớn vào lề đường, Quảng đứng trên giá để chân phía sau xe máy cầm kiếm chém anh Phớn và quát "có điện thoại và tiền bỏ ra". Anh Phớn giơ tay trái lên đỡ bị Quảng chém vào mặt ngoài cẳng tay trái, Quảng nhảy xuống xe, tiếp tục chém anh Phớn, định cướp chiếc cặp để ở xe thì anh Phớn kêu cứu và lấy mũ bảo hiểm ném lại nên Quảng không lấy được. Khi Hoài cầm dao xông đến để hỗ trợ cho Quảng thì Thuyên gọi cả hai lên xe về. Cả bọn quay về lại xã V, khi đến ngõ nhà Nguyễn Văn Thành thì dừng lại. Lúc này Huấn thấy sợ nên bỏ về, Quảng vào gọi Thành ra và rủ đi cướp tài sản thì Thành đồng ý. Thuyên chở Quảng, Thành chở Hoài tiếp tục đi xuống thị trấn N. Khoảng 01 giờ ngày 26/7/2009, khi đi qua khu vực công ty may Hanul thấy chị Đỗ Thị Miền (SN 1980) đang điêu khiển xe máy đi ngược chiều Quảng hô "quay lại", Thuyên và Thành chạy xe tiếp một đoạn rồi quay lại bám theo xe chị Miền. Khi đi qua cầu Ngái xã H khoảng 200m đến đoạn đương cánh đồng, Quảng giục Thành lên ép xe của chị Miền, Thành tăng ga chạy lên ngang xe của.chị Miền, Hoài ngồi sau giơ kiếm lên quát "có tiền và điện thoại bỏ ra". Chị Miền giật mình nên để xe đổ xuống lề đường, Hoài nhảy xuống tiếp tục cầm kiếm đe doạ còn Quảng cầm dao đứng sau lưng chị Miền. Thấy chị Miền đang giữ chiếc túi đeo trước ngực, Hoài dùng tay trái giật túi, tay phải cầm dao chém vào bàn tay chị Miền. Lấy được chiếc túi của chị Miền, cả bọn lên xe bỏ chạy về đường cánh đồng thuộc thôn HT, xã Q, huyện K thì dừng lại, kiểm tra túi xách thấy có: 29.500 đồng, 01 điện thoại di động, 01 kính đeo mắt, giấy phép lái xe và đăng ký xe mô tô.

Theo kết quả định giá tài sản, chiếc điện thoại của chị Miền trị giá 200.000 đồng, chiếc kính đeo mắt trị giá 50.000 đồng.

Bản kết luận giám định pháp y số 217 ngày 10/9/2009 của Tổ chức giám định pháp y tỉnh T kết luận anh Nguyễn Duy Phớn bị thương tích 8%. Chị Đỗ Thị Miền bị chém vào tay, phải đến cơ sở y tế điều trị nhưng từ chối không đi giám định thương tích.

Tại bản án hình sự sơ thẩm số 43/2009/HSST ngày 3l/12/2009 của Toà án nhân dân huyện K tuyên bố các bị cáo Nguyễn Xuân Quảng, Bùi Văn Hoài, Nguyễn Trọng Thuyên, Nguyễn Văn Thành phạm tội "Cướp tài sản"; bị cáo Nguyễn Văn Huấn phạm tội "Không tố giác tội phạm" .

- Áp dụng điểm d khoản 2 Điều 133; Điều 33; điểm b, p khoản 1 Điều 46; điểm g khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự, xử phạt Nguyễn Xuân Quảng 08 năm 06 tháng tù; Bùi Văn Hoài 08 năm tù; Nguyễn Trọng Thuyên 07 năm 09 tháng tù.

- Áp dụng điểm d khoản 2 Điều 133; Điều 33; điểm b, p khoản 1 Điêu 46; Điều 47 Bộ luật hình sự, xử phạt Nguyễn Văn Thành 05 năm 06 tháng tù.

- Áp dụng khoản 1 Điều 314; điểm h, p khoản 1 Điều 46; Điều 60 Bộ luật hình sự, xử phạt Nguyễn Văn Huấn 15 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 30 tháng.

Trong thời hạn luật định, các bị cáo Nguyễn Văn Thành, Bùi Văn Hoài, Nguyễn Xuân Quảng kháng cáo xin giảm hình phạt.

Tại bản án hình sự phúc thẩm số 10/2010/HSPT ngày 10/3/2010 của Toà án nhân dân tỉnh T nhận định: đối với hành vi cướp tài sản của anh Phớn, các bị cáo chưa chiếm đoạt được tài sản nhưng án sơ thẩm không áp dụng Điều 18 và khoản 3 Điều 52 Bộ luật hình sự để quyết định hình phạt là thiếu sót, nên cần giảm nhẹ một phần hình phạt cho hai bị cáo Quảng và Hoài. Vì vậy, sửa một phần án sơ thẩm:

- Áp dụng điểm d khoản 2 Điều 133, điểm b, p khoản 1 Điều 46, Điều 18, khoản 3 Điều 52, Điều 33, điểm g khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự, xử phạt Nguyễn Xuân Quảng 07 năm 06 tháng tù, Bùi Văn Hoài 7 năm tù;

- Áp dụng điểm d khoản 2 Điều 133., điểm b, p khoản 1 Điều 46, Điều 47 Bộ luật hình sự xử phạt Nguyễn Văn Thành 5 năm 6 tháng tù.

Tại quyết định kháng nghị sổ 22/QĐ-VKSTC-V3 ngày 16/8/2010, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với bản án hình sự phúc thẩm số 10/2010/HSPT ngày 10/3/2010 của Toà án nhân dân tỉnh T đề nghị Toà hình sự Toà án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm huỷ bản án hình sự phúc thẩm nêu trên về phần áp dụng Bộ luật hình sự và quyết định hình phạt đối với các bị cáo Nguyễn Xuân Quảng và Bùi Văn Hoài để xét xử phúc thẩm lại theo đúng qui định của pháp luật.

Tại quyết định giam đốc thẩm số 41/2010/HS-GĐT ngày 27/12/2010, Toà hình sự Toà án nhân dân tối cao đã chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, huỷ bản án hình sự phúc thẩm nêu trên về phần trách nhiệm hình sự đối với Nguyễn Xuân Quảng và Bùi Văn Hoài để xét xử phúc thẩm lại

II. Một số vấn đề cần rút kinh nghiệm:

Trong vụ án này, Nguyễn Xuân Quảng là người khởi xướng, lôi kéo các bị cáo khác cùng thực hiện tội phạm đồng thời cũng là người thực hành tích cực nhất (trực tiếp chém anh Phớn để cướp tài sản và câm dao đứng hỗ trợ cho Hoài chém chị Miền cướp túi xách). Nên Quảng giữ vai trò thứ nhất trong vụ án và phải chịu mức án cao hơn các bị cáo khác thì mới tương xứng với tính chất, hành vi phạm tội của bị cáo. Đối với Bùi Văn Hoài là người thực hành tội phạm rất tích cực, cầm dao xông vào hỗ trợ cho Quảng tấn công anh Phớn và trực tiếp dùng kiếm chém chị Miền, cắt quai túi, cướp túi xách của chị Miền nên giữ vai trò thứ hai trong vụ án. Tiếp theo bị cáo Thuyên đồng phạm với vai trò là người điều khiển xe chở Quảng đi cướp tài sản trong cả hai lân phạm tội, nên phải chịu trách nhiệm thứ ba trong vụ án. Toà án cấp sơ thẩm đã đánh giá đúng tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, vai trò của từng bị cáo và tuyên phạt Nguyễn Xuân Quảng 8 năm 6 tháng tù, Bùi Văn Hoài 08 năm tù, Nguyễn Trọng Thuyên 07 năm 09 tháng tù Nguyễn Văn Thành 05 năm 06 là phù hợp, đúng pháp luật.

Tuy nhiên, khi xét xử phúc thẩm Toà án nhân dân tỉnh T xác định hành vi của các bị cáo lả rất nghiêm trọng nhưng lại cho rằng hành vi cướp tài sản của anh Phớn đã hoàn thành tội phạm nhưng chưa đạt hậu quả, từ đó áp dụng thêm Điều 18 và khoản 3 Điều 52 Bộ luật hình sự để giảm hình phạt cho Quảng xuống còn 7 năm 6 tháng tù Hoài xuống còn 7 năm tù là không chính xác. Đồng thời, Toà án phúc thẩm giảm hình phạt cho các bị cáo Quảng, Hoài nhưng lại không xem xét đến các bị cáo không kháng cáo, dẫn đến Nguyễn Trọng Thuyên là người giữ vai trò thứ 3 trong vụ án lại phải chịu mức hình phạt cao nhất (7 năm 9 tháng tù) là không đúng với nguyên tắc xử lý của Bộ luật hình sự, không tương xứng với tính chất mức độ, hành vi phạm tội của các bị cáo.

Quá trình thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án, Kiểm sát viên tham gia phiên tòa đã đề nghị Hội đồng xét xử giữ nguyên bản án sơ thẩm nhưng không được chấp nhận. Sau phiên tòa, Kiểm sát viên đã kịp thời phát hiện những vi phạm của bản án phúc thẩm, báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tỉnh T để đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm. Đây là việc làm tốt, do các Kiểm sát viên nghiên cứu kỹ hồ sơ, nắm vững pháp luật hình sự, làm tốt công tác kiểm sát xét xử phúc thẩm hình sự, cần phát huy, nhân rộng để công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của ngành Kiểm sát ngày một tốt hơn.

Qua vụ án trên, Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự thông báo đến Viện kiểm sát nhân dân các địa phương để nghiên cứu, rút kinh nghiệm chung, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng công tác thực hành quyền công tố vả kiểm sát xét xử các vụ án hình sự./.

Ghi chú: Một số địa danh nơi xảy ra và giải quyết vụ việc đã được Ban biên tập thay đổi.

----------------------------------

6- Vụ án Trần Văn Hùng phạm tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản"

Nguồn: Thông báo số 113/TB-VKSTC-V3 ngày 19 tháng 05 năm 2010

Vừa qua, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm vụ án Trần Văn Hùng phạm tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại tỉnh D; Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự (Vụ 3) thấy cần thông báo để rút kinh nghiệm trong việc áp dụng pháp luật.

I. Nội dung vụ án:

Trong quá trình kinh doanh, ông Nguyễn Văn Hùng là giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng Đồng Tiến có vay tiền của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam (chi nhánh tỉnh D), nên ngày 23-8-1997 ông Hùng và vợ là bà Nguyễn Thị Huế thế chấp căn nhà số 2B (nay là căn nhà số 403) đường Phan Chu Trinh, phường T, thành phố B của vợ chồng ông Hùng cho Ngân hàng để đảm bảo khoản nợ của ông Hùng tại Ngân hàng.

Tháng 10-1997, ông Hùng làm thêm một bộ giấy tờ khác của căn nhà nói trên, gồm biên bản xác định mốc giới nhà số 2B và giấy chuyến nhượng quyền sử dụng đất của gia đình ông Học (là người đã bán đất cho ông Hùng vào năm 1995) cho gia đình ông Hùng. Các giấy tờ làm thêm của nhà số 2B đều được Uỷ ban nhân dân phường T xác nhận. Tháng 5-1997, ông Hùng vay của ông Phạm Hoài Nam và vợ ông Nam là bà Nguyễn Thị Trinh 60.000.000 đồng, với lãi xuất là 2%/tháng và thời hạn vay là 6 tháng. Đến hạn, ông Hùng không trả được nợ, nên ông Hùng đề nghị thế chấp căn nhà số 2B cho vợ chồng ông Nam, nhưng vợ chồng ông Nam muốn được mua ngôi nhà trên và vợ chồng ông Hùng đồng ý bán.

Ngày 16-01-1998, vợ chồng ông Hùng làm hợp đồng bán nhà số 2B cho vợ chồng ông Nam với giá là 150.000.000 đồng và ông Hùng đưa bộ giấy tờ làm thêm của căn nhà số 2B cho vợ chồng ông Nam. Do ông Hùng còn nợ vợ chồng ông Nam tiền vay cả gốc và lãi là 67.000.000 đồng nên vợ chồng ông Nam còn phải trả cho ông Hùng 83.000.000 đồng.

II. Quá trình tụng:

Tại bản án hình sự sơ thẩm số 233/2006/HSST ngày 18-9-2006 của Tòa án nhân dân tỉnh D áp dụng điểm e khoản 2 Điều 139; điểm p khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự, xử phạt Nguyễn Văn Hùng 3 năm tù về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản"; áp dụng Điều 41 và Điều 42 Bộ luật hình sự buộc Nguyễn Văn Hùng phải bồi thường cho bà Nguyễn Thị Trinh 83.000.000 đồng.

Ngày 02-10-2006 Nguyễn Văn Hùng kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và bà Nguyễn Thị Trinh, ông Nguyễn Văn Nam kháng cáo đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm xem xét lại vụ án và chấp nhận hợp đồng mua bán nhà ngày 16-01-1998 là hợp pháp .

Bản án hình sự phúc thẩm số 328/2007/HSPT ngày 26-3-2007 của Tòa phúc thẩm-tòa án nhân dân tối cao tại Đà Năng giữ nguyên quyết định về hình phạt của bản án hình sự sơ thẩm đối với ông Hùng; áp dụng điểm a khoản 2 Điều 250 Bộ luật tố tụng hình sự, huỷ quyết định về trách nhiệm dân sự của bản án hình sự sơ thẩm và giao hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm xét xử sơ thẩm lại.

Tại bản án hình sự sơ thẩm số 257/2007/HSST ngày 11-12-2007 của Tòa án nhân dân tỉnh D xét xử sơ thẩm vụ án về phần dân sự trong đó xác định nguyên đơn dân sự là ông Phạm Hoài Nam, bị đơn dân sự là ông Nguyễn Văn Hùng, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án là Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam (chi nhánh tỉnh D) và bà Nguyễn Thị Huế; căn cứ Điều 42 Bộ luật hình sự; Điều 605 , 608 Bộ luật dân sự tuyên bố hợp đồng mua bán nhà số 2B đường Phan Chu Trinh giữa ông Nguyễn Văn Hùng và ông Phạm Hoài Nam là vô hiệu; chấp nhận sự tự nguyện thoả thuận giữa các bên đương sự, ông Nguyễn Văn Hùng có trách nhiệm thanh toán (trả) cho ông Phạm Hoài Nam trị giá căn nhà số 2B đường Phan Chu Trinh theo giá mà ông Nguyễn Văn Hùng và ông Phạm Hoài Nam đã thỏa thuận giá căn nhà nói trên vào ngày 14-11-2007 là 2.400.000.000 đồng. Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí dân sự sơ thẩm đối với ông Nguyễn Văn Hùng và ông Phạm Hoài Nam.

Ngày 12-12-2007 bà Nguyễn Thị Huế kháng cáo đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm xem xét lại bản án sơ thẩm vì cho rằng Tòa án cấp sơ thẩm đã không cho bà tham gia tố tụng.

Ngày 13-12-2007 ông Nguyễn Văn Hùng kháng cáo với nội dung Tòa án cấp sơ thẩm buộc ông Hùng phải trả cho ông Nam giá trị căn nhà số 2B là 2.400.000.000 đồng là không đứng. Ngày 9-02-2008 ông Nguyễn Văn Hùng chết.

Bản án hình sự phúc thẩm số 296/20081HSPT ngày 29-02-2008 của Tòa phúc thẩm-tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng giữ nguyên các quyết định của bản án hình sự sơ thẩm. Bản án này đã bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Tại Quyết định giám đốc thẩm số 05/2010/HS-GĐT ngày 1 1-3-2010, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã tuyên huỷ bản án hình sự phúc thẩm số 296/2008/HSPT ngày 29-02-2008 của Tòa phúc thẩm-tòa án nhân dân tối cao tại Đà Năng và bản án hình sự sơ thẩm số 257/2007/HSST ngày 11-12-2007 của Tòa án nhân dân tỉnh D; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh D để xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

III. Những vấn đề cần rút kinh nghiệm:

- Trong vụ án này trước hết phải xác định Nguyễn Văn Hùng có hành vi gian dối chiếm đoạt của ông Nam và vợ ông Nam là bà Nguyễn Thị Trinh 150.000.000 đồng, nhưng bản án hình sự sơ thẩm số 233/2006/HSST ngày 1 8-9-2006 cửa Tòa án nhân dân tỉnh D không đưa ông Nam vào tham gia tố tụng để giải quyết quyền lợi của ông Nam và chỉ buộc ông Hùng phải bồi thường cho bà Trinh 83.000.000 đồng là không đúng pháp luật Do đó, bản án hình sự phúc thẩm số 328/2007/HSPT ngày 26-3-2007 của Tòa phúc thẩm-tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng huỷ bản án hình sự sơ thẩm số 233/2006/HSST ngày 18-9-2006 của Tòa án nhân dân tỉnh D về phần trách nhiệm dân sự và giao hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm để xét xử sơ thẩm lại là đúng pháp luật.

- Đến khi xét xử sơ thẩm lại phần dân sự của vụ án, Tòa án cấp sơ thẩm đã đưa bà Huế vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, nhưng không xác định lỗi của bà Huế trong việc bán nhà cho vợ chồng ông Nam để buộc bà Huế phải liên đới cùng với ông Hùng bồi thường cho ông Nam là không đúng pháp luật, vì theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án có căn cứ xác định bà Huế đã cùng với ông Hùng thế chấp căn nhà số cho Ngân hàng, sau đó lại cùng ông Hùng làm thêm bộ giấy tờ khác về quyền sở hữu ngôi nhà để bán ngôi nhà này cho vợ chồng ông Nam. Mặt khác, tại thời điểm này, vợ chồng ông Hùng chỉ còn nợ Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam (chi nhánh tỉnh D) là 418.765.388 đồng, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm không định giá ngôi nhà trên của vợ chồng ông Hùng để sau khi phát mại căn nhà này thanh toán đầy đủ cho Ngân hàng, số tiền còn lại kê biên đảm bảo thi hành án đối với khoản tiền vợ chồng ông Hùng phải bồi thường cho ông Nam, là sai lầm nghiêm trọng.

Khi xét xử phúc thẩm vụ án, mặc dù ông Hùng đã chết, nhưng Tòa án cấp phúc thẩm chỉ đưa bà Huế vào tham gia tố tụng, không xác định ông Hùng có bao nhiêu người thừa kế để đưa những người này vào tham gia tố tụng; không xác định di sản do ông Hùng để lại là bao nhiêu, để buộc những người thừa kế của ông Hùng có nghĩa vụ thay ông Hùng bồi thường cho ông Nam trong phạm vi di sản của ông Hùng để lại, mà vẫn buộc ông Hùng (là người đã chết) bồi thường cho ông Nam cũng là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Mặt khác, vợ chồng ông Hùng đã thế chấp ngôi nhà số 2B đường Phan Chu Trinh cho Ngăn hàng để đảm bảo khoản nợ của vợ chồng ông Hùng tại Ngân hàng, nhưng vợ chồng ông Hùng lại làm hợp đồng bán ngôi nhà đang thế chấp cho vợ chồng ông Nam để lấy 150.000.000 đồng, nên hợp đồng mua bán nhà này không phải là hợp đồng dân sự thông thường, mà đây là thủ đoạn gian dối để vợ chồng ông Hùng chiếm đoạt của vợ chồng ông Nam 150.000.000 đồng. Tuy tại phiên tòa sơ thẩm, ông Hùng thỏa thuận trả cho ông Nam 2.400.000.000 đồng, nhưng sau đó ông Hùng đã thay đổi ý kiến, nên đã làm đơn kháng cáo không đồng ý với sự thoả thuận trên. Do đó, lẽ ra Tòa án cấp phúc thẩm chỉ buộc vợ chồng ông Hùng bồi thường cho ông Nam số tiền đã chiếm đoạt của vợ chồng ông Nam là 150.000.000 đồng, nhưng lại tiếp tục ghi nhận sự thoả thuận trước đó giữa ông Hùng và ông Nam, buộc ông Hùng phải trả cho ông Nam 2.400.000.000 đồng là không đúng pháp luật.

Thông qua việc giải quyết vụ án này, Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự thông báo để Viện kiểm sát nhân dân địa phương nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử.

Ghi chú: Một số địa danh nơi xảy ra và giải quyết vụ việc đã được Ban biên tập thay đổi.

--------------------------------

7- Vụ án Nguyễn Trọng Hùng phạm tội "Cướp giật tài sản" và vụ án Dương Đức Long phạm tội "Buôn lậu".

Nguồn: Thông báo số /VKSTC-V3 tháng 7 năm 2007

Vừa qua, Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đã xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm đối với hai vụ án hình sự. Qua công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự theo thủ tục giám đốc thẩm, Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự xin thông báo để Viện kiểm sát địa phương nghiên cứu, tham khảo, rút kinh nghiệm trong việc áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự.

I. Nội dung vụ án và quá trình giải quyết

1.1. Vụ án Nguyễn Trọng Hùng phạm tội “Cướp giật tài sản”.

Khoảng 14 giờ ngày 16/2/2005 Nguyễn Trọng Hùng, Nguyễn Mạnh Hùng và Trần Bảo Ngọc đứng xem Nguyễn Hồng Quảng và Nguyễn Văn Thắng cùng đồng bọn đánh bạc tại bờ suối khu V, thị trấn M. Khoảng 30 phút khi thấy Nguyễn Văn Thắng lấy số tiền 2.300.000 đồng (là tiền của mẹ Thắng đưa cho Thắng đi trả nợ và mua xe đạp cho em gái) ra đánh tiếp. Thấy vậy, Trần Bảo Ngọc nói với Nguyễn Trọng Hùng “mày giật tiền tao cản, tí nữa chia đôi”. Ngay sau đó Nguyễn Trọng Hùng giật số tiền trên tay Thắng và bỏ chạy. Thắng hô “cướp cướp” và đuổi theo được khoảng 10 mét thì túm được Nguyễn Trọng Hùng. Trong lúc Nguyễn Trọng Hùng và Nguyễn Văn Thắng đang giằng co thì Nguyễn Mạnh Hùng, Trần Ngọc Bảo lao vào ôm Thắng làm Thắng ngã xuống đất để Nguyễn Trọng Hùng cầm tiền chạy thoát. Sau đó, Nguyễn Trọng Hùng đã đưa toàn bộ số tiền cho Trần Bảo Ngọc, Ngọc đưa lại cho Nguyễn Trọng Hùng 500.000 đồng, đưa cho Nguyễn Mạnh Hùng 400.000 đồng, số còn lại Ngọc cầm. Ngày 23/2/2005 Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Trọng Hùng đến Công an huyện D đầu thú, còn Trần Bảo Ngọc đã bỏ trốn.

Bản án hình sự sơ thẩm số 162/2005/HSST ngày 15/8/2005, Tòa án tỉnh Q áp dụng khoản 1 Điều 133; điểm p khoản 1 Điều 46 BLHS xử phạt Nguyễn Trọng Hùng 4 năm tù; Nguyễn Mạnh Hùng 3 năm tù đều về tội “Cướp tài sản”.

Ngày 16/8/2005 Nguyễn Mạnh Hùng kháng cáo xin hưởng án treo. Ngày 29/8/2005 Nguyễn Trọng Hùng kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Bản án hình sự phúc thẩm số 1324/2005/HSPT ngày 28/12/2005, Tòa phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội áp dụng khoản 1 Điều 136; điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46 BLHS xử phạt Nguyễn Trọng Hùng 02 năm tù giam; Nguyễn Mạnh Hùng 18 tháng tù nhưng cho hưởng án treo thời gian thử thách 3 năm đều về tội “Cướp giật tài sản”.

Tại quyết định giám đốc thẩm số 08/2007/HS – GĐT ngày 4 tháng 4 năm 2007, Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đã quyết định: Huỷ bản án hình sự phúc thẩm số 1324/2005/HSPT ngày 28/12/2005 của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội về phần đã xét xử và quyết định đối với Nguyễn Trọng Hùng và Nguyễn Mạnh Hùng; giao hồ sơ vụ án cho Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội để xét xử phúc thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật đối với Nguyễn Trọng Hùng và Nguyễn Mạnh Hùng.

1.2. Vụ án Dương Đức Long phạm tội “Buôn lậu"

Ngày 24/1/2005 tại toạ độ j = 21 0 23’000N, l 108 0 02’000E chạy qua cửa khẩu V 6 hải lý, cách vùng biển Trung Quốc 1,2 hải lý, Hải đội 1 thuộc Cục điều tra chống buôn lậu của Tổng cục Hải Quan bắt giữ tàu Thịnh Anh 09, BKS: 3178 do Dương Đức Long làm chủ tàu đang chở than cám đi Trung Quốc bán. Dương Đức Long khai: Tàu vận chuyển 685 tấn than cám (mua có hoá đơn hợp pháp) đem bán cho Xí nghiệp Gạch ngói G nhưng vì không đảm bảo chất lượng, Xí nghiệp không mua nên Long đã quyết định mang sang Trung Quốc để bán thì bị bắt giữ.

Bản án hình sự sơ thẩm số 168/2005/HSST ngày 22/8/2005, Tòa án tỉnh T áp dụng điểm a khoản 1, khoản 5 Điều 153; điểm p khoản 1, Điều 46 BLHS xử phạt Dương Đức Long 15 tháng tù về tội “Buôn lậu” và phạt bị cáo 3.000.000 đồng sung công quỹ Nhà nước.

Ngày 26/8/2005 Dương Đức Long kháng cáo xin giảm hình phạt và xin hưởng án treo.

Bản án hình sự phúc thẩm số 1325/2005/HSPT ngày 28/12/2005, Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Hà Nội áp dụng điểm a khoản 1 Điều 153; điểm g, p khoản 1 Điều 46; điểm g khoản 1 Điều 48; khoản 1 Điều 30 BLHS phạt tiền 50.000.000 đồng để sung quỹ Nhà nước đối với Dương Đức Long về tội “Buôn lậu”.

Tại Quyết định giám đốc thẩm số 09 ngày 04/4/2007, Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao Quyết định huỷ bản án hình sự phúc thẩm số 1325/2005/HSPT ngày 28/12/2005 của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội; giao hồ sơ vụ án cho Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội để xét xử phúc thẩm lại vụ án theo đúng quy định của pháp luật.

II. Vấn đề cần rút kinh nghiệm

2.1. Đối với vụ án Nguyễn Trọng Hùng phạm tội “Cướp giật tài sản”.

Toà án cấp phúc thẩm kết án Nguyễn Trọng Hùng, Nguyễn Mạnh Hùng phạm tội “Cướp giật tài sản” là đúng pháp luật. Trong lúc đứng xem đánh bạc thấy con bạc Nguyễn Văn Thắng cầm trên tay số tiền lớn, Nguyễn Trọng Hùng cùng với Trần Bảo Ngọc và Nguyễn Mạnh Hùng bàn bạc là giật số tiền trên tay Thắng để chia nhau. Nguyễn Trọng Hùng trực tiếp giật tiền, còn Trần Bảo Ngọc và Nguyễn Mạnh Hùng ôm giữ ngăn cản để Nguyễn Trọng Hùng cầm tiền chạy. Các bị cáo không dùng bạo lực, hoặc uy hiếp về tinh thần nào khác đối với Nguyễn Văn Thắng. Nhưng sau khi Nguyễn Trọng Hùng cướp giật được tiền và bỏ chạy, người bị hại đuổi theo túm được, ngay lúc đó Trần Bảo Ngọc và Nguyễn Mạnh Hùng lao vào ôm cổ, ôm người và xô ngã người bị hại để Nguyễn Trọng Hùng cầm tiền chạy thoát; đây là trường hợp “hành hung để tẩu thoát” được quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 136 BLHS có khung hình phạt từ 3 năm đến 10 năm tù. Do đánh giá không đúng tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội của các bị cáo nên Toà án cấp phúc thẩm đã áp dụng khoản 1 Điều 136 Bộ luật hình sự xử phạt Nguyễn Trọng Hùng 2 năm tù; Nguyễn Mạnh Hùng 18 tháng tù về tội “Cướp giật tài sản” dưới mức khởi điểm của khoản 2 Điều 136 BLHS là chưa đúng pháp luật.

2.2. Đối với vụ án Dương Đức Long phạm tội “Buôn lậu”.

Trong vụ án này, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh T truy tố Dương Đức Long theo điểm a khoản 1 Điều 153 BLHS, Toà án các cấp kết án Dương Đức Long phạm tội “buôn lậu” là đúng pháp luật. Bị cáo Long có một tiền án, đã bị xử phạt tù nay phạm tội mới là thuộc trường hợp tái phạm, Toà án cấp sơ thẩm đã xem xét các tình tiết giảm nhẹ mới xử phạt bị cáo 15 tháng tù về tội “Buôn lậu” và phạt tiền 3.000.000 đồng là có căn cứ. Đến khi xét xử phúc thẩm, Toà án cấp phúc thẩm lại áp dụng thêm điểm g khoản 1 Điều 46 BLHS vì cho rằng bị cáo Long phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại, lấy đó để làm căn cứ sửa bản án sơ thẩm thay hình phạt tù bằng hình phạt tiền đối với Dương Đức Long là không đúng pháp luật.

Như đã phân tích và đánh giá những vi phạm của cấp phúc thẩm về việc xét xử hai vụ án nêu trên, đây là vấn đề cần được thông báo để Viện kiểm sát địa phương nghiên cứu cùng rút kinh nghiệm, nhằm hạn chế những trường hợp tương tự sảy ra, góp phần nâng cao hơn nữa công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự./.

Ghi chú: Một số địa danh nơi xảy ra và giải quyết vụ việc đã được Ban biên tập thay đổi.

-----------------------------------

8- Vụ án Nguyễn Thị T phạm tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của công dân”

Nguồn: Thông báo số 468/TB-VKSTC-V3 ngày 25 tháng 11 năm 2008

Thông qua công tác kiểm sát xét xử giám đốc thẩm, Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự xét thấy cần rút kinh nghiệm một số vấn đề trong vụ án Nguyễn Thị T phạm tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của công dân” nhằm nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp.

I. Nội dung vụa án

Cuối năm 1994 Nguyễn Thị T vay tiền của người này với lãi xuất thấp rồi cho người khác vay lại với lãi xuất cao hơn để hưởng chênh lệch, khi vay T nói để sử dụng vào mục đích kinh doanh, khi nào cần lấy tiền thì người cho vay báo trước cho T từ 1 đến 2 ngày. Cuối năm 1995 những người cho T vay tiền đòi nợ nhưng T không trả. Quá trình điều tra xác định T vay của 35 người số tiền là 2.566.635.000đ (trong đó có 16 người T vay 1.779.135.000đ đã tố giác hành vi vay tiền không trả của T ra trước cơ quan pháp luật, còn lại 19 người T vay số tiền 787.500.000đ họ không yêu cầu cơ quan pháp luật giải quyết). Trong số 16 người tố giác T, thì vợ chồng T có thế chấp cho anh Phạm Văn Thái và chị Đậu Thị Luân một ngôi nhà 2 tầng ở khối Phan Đình Phùng, phường Q, thành phố N (ngôi nhà được xây dựng trên mảnh đất T mua của anh Nguyễn Văn Sơn và chị Cao Thị Hằng).

Quá trình điều tra đã xác minh có 21 người vay tiền của T với số tiền 3.155.900.000đ nhưng họ chưa trả. Theo kết quả điều tra chỉ có cơ sở chấp nhận 12 người nợ T là 2.479.000.000đ (trong đó 11 người nợ T 302.000.000đ, và một người là Phạm Thị Thanh ở khối 9, phường C, thành phố N, tỉnh A vay T 2.177.000.000đ nhưng hiện đã bỏ trốn).

Tính đến ngày T bị bắt 04/4/1996, T còn nợ của 35 người với số tiền 2.566.635.000đ. T cho người khác vay 2.479.000.000đ, còn lại 87.635.000đ không có cơ sở chứng minh ai nợ T sau khi bị bắt T đã trả được 50.000.000đ còn lại 37.635.000đ.

Ngoài ra cuối năm 1995 Nguyễn Thị T còn thế chấp một ngôi nhà 2 tầng cũng ở khối Phan Đình Phùng (ngôi nhà này T mua của vợ chồng bà Ngũ Thị Năm) để vay Ngân hàng Ngoại thương tỉnh A 500.000.000đ, mục đích vay tiền là để kinh doanh vật liệu xây dựng thời gian vay từ 23/12/1995 đến 23/6/1996 nhưng T đã dùng số tiền này để trả nợ. Sau khi cho vay ngân hàng đã phát hiện T vay tiền không sử dụng đúng mục đích nên đã đề nghị các cơ quan chức năng giúp đỡ thu hồi nợ. Ngày 04/2/1996 (trước thời hạn trả nợ) vợ chồng T đã viết giấy bàn giao ngôi nhà này cho Ngân hàng. Quá trình xử lý nợ, Ngân hàng không phát mãi được ngôi nhà để thu hồi nợ vì gia đình Lê Văn Lợi trong quan hệ quen biết với T (vợ Lợi có cho T vay 375.000.000đ T chưa trả) nên đã mượn ngôi nhà này để chứa hàng trong dịp tết, khi biết T không có khả năng trả nợ đã không đồng ý trả lại nhà. Về hành vi vay tiền của Ngân hàng Ngoại thương T bị truy tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa”.

- Tại bản án HSST số 11 ngày 21/1/1998 Toà án nhân dân tỉnh A áp dụng điểm a khoản 2 Điều 158; điểm a và h khoản 1 Điều 38 Bộ luật hình sự 1985 xử phạt Nguyễn Thị T 2 năm tù về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của công dân”. Tuyên bố Nguyễn Thị T không phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản XHCN”.

Về trách nhiệm dân sự: buộc Nguyễn Thị Thuỷ phải bồi thường 2.718.925.000đ (tiền gốc và lãi) cho 16 người bị hại.

Tạm giữ ngôi nhà 2 tầng diện tích đất 220m2 của vợ chồng T giao cho Ngân hàng Ngoại thương tỉnh N để phát mại.

Giao ngôi nhà nằm trên đất của Nguyễn Văn Sơn và Cao Thị Hằng là của Nguyễn Thị T cho anh Phạm Văn Thái và chị Đậu Thị Luân; T cùng với anh Thái, chị Luân thống nhất giá cả và làm thủ tục chuyển quyền sử dụng cho nhau.

Ngày 02/2/1998 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh A kháng nghị bản án hình sự sơ thẩm số 11 ngày 21/1/1998 của Toà án nhân dân tỉnh A đối với Nguyễn Thị T về quyết định tuyên bố bị cáo Nguyễn Thị T không phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa”. Đề nghị Toà phúc thẩm tuyên bố bị cáo phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa”.

Ngày 03/2/1998 Nguyễn Thị T kháng cáo kêu oan.

Có 11 người bị hại kháng cáo đề nghị xét xử bị cáo Nguyễn Thị T đúng người, đúng tội.

- Tại bản án hình sự phúc thẩm số 1391 ngày 22/7/1998 Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội không chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát, kháng cáo của Nguyễn Thị T và của những người bị hại, giữ nguyên quyết định về tội danh và hình phạt của Toà án cấp sơ thẩm đối với Nguyễn Thị T.

- Tại Quyết định giám đốc thẩm số 31/2007/HS-GĐT ngày 10/12/2007 Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đã tuyên huỷ bản án hình sự phúc thẩm số 1391 ngày 22/7/1998 của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội và bản án hình sự sơ thẩm số 11 ngày 21/1/1998 của Toà án nhân dân tỉnh A để điều tra lại theo thủ tục chung.

II. Những vấn đề càn rút kinh nghiệm

- Về thủ tục tố tụng:

Trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử của Toà án cấp sơ thẩm và Toà án cấp phúc thẩm nhận định Nguyễn Thị T vay tiền của 35 người (tổng số là 2.566.635.000đ) nhưng chỉ kết luận có 16 người đề nghị cơ quan pháp luật giải quyết, xử lý đối với Nguyễn Thị T. Khi quyết định về bồi thường dân sự Toà án cấp sơ thẩm cũng chỉ buộc Nguyễn Thị T bồi thường cho 16 người bị hại. Vì thế việc Toà án cấp sơ thẩm và Toà án cấp phúc thẩm xác định cả 35 người cho T vay tiền đều là người bị hại trong vụ án là chưa xác định đúng người tham gia tố tụng.

- Về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Trong tổng số tiền 2.566.635.000đ nêu trên có khoản tiền 766.000.000đ T vay của anh Phạm Văn Thái và chị Đậu Thị Luân. Để đảm bảo khoản vay này T đã thế chấp ngôi nhà 2 tầng tại khối Phan Đình Phùng, phường Q, việc thế chấp này là tự nguyện và anh Thái, chị Luân đã chấp nhận. Như vậy, ở đây cần phải làm rõ và nếu có đủ cơ sở xác định việc thế chấp là hợp pháp thì đó là quan hệ vay mượn có thế chấp được điều chỉnh bằng pháp luật dân sự, không nằm trong số tiền 2.566.635.000đ thuộc phạm vi đối trừ (giữa số tiền T vay không trả được và số tiền người khác vay T nhưng chưa trả) để xác định trách nhiệm của T.

Mặt khác, trong suốt quá trình giải quyết vụ án, Nguyễn Thị T đều khai số tiền 338.000.000đ T vay của chị Phạm Thị Linh, không vay của anh Phạm Văn Thái. Các cơ quan tiến hành tố tụng kết luận T vay số tiền trên của anh Thái, đây là số tiền lớn nó liên quan đến trách nhiệm của Nguyễn Thị T, thế nhưng cơ quan tố tụng lại không lấy lời khai của chị Linh để xác định chính xác quan hệ vay mượn này và cũng trên cơ sở đó xác định tư cách tham gia tố tụng của chị Phạm Thị Linh.

Sau khi đối trừ số tiền T vay và số tiền T cho vay được công nhận thì Viện kiểm sát tỉnh N truy tố T về tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của công dân” với số tiền 37.635.000đ (trừ 50.000.000đ T đã trả nợ). Như vậy số tiền vay của anh Thái chị Luân (hoặc chị Linh) có thế chấp và được đối trừ, thì cần xem lại khoản tiền này mà T bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Về khoản tiền vay 500.000.000đ của Ngân hàng, Toà án cấp sơ thẩm và Toà án cấp phúc thẩm tuyên bố Nguyễn Thị T không phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản XHCN” bởi vì khi vay Ngân hàng Ngoại thương tỉnh N thì T đã có thế chấp một ngôi nhà 2 tầng ở khối Phan Đình Phùng, cho nên đây là quan hệ vay tiền có thế chấp tài sản.

Như vậy, trong quá trình tiến hành tố tụng giải quyết vụ án từ giai đoạn điều tra, đến khi xét xử ở cả hai cấp còn có nhiều sai sót về thủ tục tố tụng xác định chưa đúng người bị hại trong vụ án. Mặt khác, việc Nguyễn Thị T vay tiền đều có thế chấp và tự nguyện nhưng chưa được làm rõ để điều chỉnh bằng pháp luật dân sự.

Quá trình thực hành quyền công tố kiểm sát xét xử ở cả hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm kiểm sát viên cũng không phát hiện ra những thiếu sót, vi phạm trên để đề nghị Hội đồng xét xử tuyên huỷ án để tiến hành điều tra lại nhằm giải quyết vụ án theo đúng quy định của pháp luật.

Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử án hình sự thông báo để Viện kiểm sát địa phương nghiên cứu, tham khảo, khắc phục những thiếu sót, nhằm nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự./.

Ghi chú: Một số địa danh nơi xảy ra và giải quyết vụ việc đã được Ban biên tập thay đổi.

-----------------------------------

9 - Vụ án Phạm Minh Đức và các đồng phạm phạm tội "Cướp tài sản”

Nguồn: Thông báo số 73/TB-VKSTC-V3 ngày 20 tháng 4 năm 2009

Ngày 10/3/2010, Toà Hình sự Toà án nhân dân tối cao đã xét xử giám đốc thẩm vụ án Phạm Minh Đức và các đồng phạm bị kết án về tội “cướp tài sản” ở thành phố H do có kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Thông qua công tác kiểm sát xét xử giám đốc thẩm, Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự thấy cần rút kinh nghiệm một số vấn đề trong vụ án này nhằm nâng cao chất lượng công tác công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp.

1. Nội dung vụ án và quá trình giải quyết:

Phạm Minh Đức, Phạm Văn Hân, Huỳnh Thanh Lâm, Doãn Xuân Thuận Thiện, Nguyễn Hữu Phước cùng Phạm Ngọc Hậu (Hợi); Phương Thị Kiều Oanh, Nguyễn Thị Hằng, Nguyễn Văn Nhàn, Nguyễn Hữu Linh và một thanh niên có biệt danh là “chó con” (chưa xác định được lai lịch) quen biết và thường đi chơi chung với nhau. Khoảng 22 giờ 30 phút ngày 13/8/2008, cả bọn ngồi ăn uống tại ngã tư đường nội bộ trong khu tái định cư C thuộc khu phố 2, phường B, quận A. Đến khoảng 23 giờ cùng ngày thì Hằng ra về, số còn lại ngồi nhậu tiếp. Lúc này, Hậu nhìn thấy ông Nguyễn Xuân Phong chở ông Nguyễn Phước Hải bằng xe máy biển số 5…U9 – 3874 chạy lòng vòng ngang qua nên nảy sinh ý định chiếm đoạt chiếc xe máy đó đem bán lấy tiền chia nhau tiêu xài. Nhàn sử dụng xe đạp mi ly chở Đức chạy theo xe ông Phong và Hải cho đến khi nhìn thấy họ dựng xe ngồi chơi ở một ngã tư cách đó khoảng 400m thì quay về báo cho cả bọn biết. “Chó con” tìm được 02 bóng đèn Neon nguyên và 1/2 bóng đèn tuýp về chia làm 5 đoạn, giữ lại 1 đoạn, số còn lại đưa cho Hậu, Phước, Lâm, còn riêng Hân thì sử dụng một đoạn cây tràm làm hung khí. Hậu kêu Nhàn và Thiện đứng chặn lối thoát ở ngã ba bên phải. “Chó con” và Hân chặn lối thoát bên trái ông Phong. Còn Phước, Đức và Lâm xông vào vây đánh ông Phong, ông Hải. Sau khi phân công xong cả bọn kéo đến nơi ông Phong và ông Hải đang ngồi. “Chó con”, Đức và Hậu xông vào vây đánh ông Hải và ông Phong, ông Hải chạy thoát được ra ngoài. Thấy vậy, Phước cầm bóng đèn đuổi theo, còn Đức, “chó con”, Hậu yêu cầu ông Phong phải nằm sấp, úp mặt xuống đất và dùng bóng đèn đâm nhiều cái vào lưng để uy hiếp, đồng thời còn lục túi để tìm chìa khóa xe gắn máy. Lâm ngồi lên xe và phát hiện chìa khóa xe còn cắm ở công tắc nên báo cho Đức biết để cùng lên xe, nổ máy tẩu thoát ra đường Phạm Hữu Lầu. Riêng Oanh thì chỉ đi theo và đứng nhìn nhóm của Thiện và Linh mà không tham gia.

Sau khi chiếm đoạt xe máy, Lâm chở Đức về nơi ở cất giấu. Do sợ Công an phát hiện nên khoảng 3 giờ ngày 14/8/2008. Lâm đem xe bỏ tại khu đất trống gần nhà Hậu rồi cùng Đức về tỉnh Bến Tre lẩn trốn. Vào lúc 15 giờ ngày 14/8/2008 anh của Hậu là ông Phạm Văn Minh đi qua bãi đất trống nhìn thấy xe và báo Công an phường B, quận A đến thu giữ chiếc xe và đến 23 giờ 5 phút cùng ngày thì Lâm và Đức cùng ra đầu thú tại Công an phường 8 thị xã Bến Tre, tỉnh Bến Tre.

Qua truy xét, đến ngày 15/8/2008 Công an quận A thành phố H đã bắt được Phước, Hậu, Thiện, riêng Hậu bỏ trốn.

Kết quả định giá tài sản ngày 26/11/2008 của Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng quận A thành phố H đã xác định chiếc xe máy biển số 5…U9 – 3874 có giá trị tại thời điểm bị chiếm đoạt là 1.836.000 đồng.

Đối với Nguyễn Văn Nhàn và Nguyễn Hữu Linh do chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự nên Cơ quan cảnh sát điều tra không xử lý mà thông báo về địa phương để xử lý hành chính; Phạm Ngọc Hậu bỏ trốn nên cơ quan cảnh sát điều tra đã ra quyết định truy nã vào ngày 16/11/2008, khi nào bắt được sẽ xử lý. Tại Cáo trạng số 36/KSĐT ngày 19/1/2009 Viện kiểm sát nhân dân quận A thành phố H truy tố Phạm Minh Đức, Nguyễn Hữu Phước, Phạm Văn Hân, Huỳnh Thanh Lâm, Doãn Xuân Thuận Thiện về tội “Cướp tài sản” theo khoản 1 Điều 133 Bộ luật hình sự.

Tại bản án hình sự sơ thẩm số 75/2009/HSST ngày 16/4/2009, Tòa án nhân dân quận A thành phố H áp dụng khoản 1 Điều 133; các điểm g, p khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 20 Bộ luật hình sự xử phạt Phạm Minh Đức 4 năm tù; Nguyễn Hữu Phước 4 năm tù; Phạm Văn Hân 3 năm tù; Huỳnh Thanh Lâm 3 năm 6 tháng tù, thời hạn tù tính từ ngày 15/8/2008 đều về tội “Cướp tài sản’.

Áp dụng khoản 1 Điều 133; điểm g, p khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 47; Điều 60; Điều 68; Điều 69; Điều 71; Điều 74; Điều 20 Bộ luật hình sự xử phạt Doãn Xuân Thuận Thiện 1 năm 3 tháng tù (được trừ thời gian tạm giam tính từ ngày 15/8/2008 đến ngày 13/11/2008) về tội “Cướp tài sản” nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 2 năm 2 tháng 29 ngày; giao bị cáo Thiện cho chính quyền địa phương nơi cư trú giám sát và giáo dục trong thời gian thử thách. Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về xử lý vật chứng, về án phí hình sự sơ thẩm, về quyền kháng cáo của các bị cáo và những người tham gia tố tụng khác.

Ngày 22/4/2009 Nguyễn Hữu Phước kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Tại bản án hình sự phúc thẩm số 1187/2009/HSPT ngày 22/7/2009, Tòa án nhân dân thành phố H không chấp nhận đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của bị cáo và giữ nguyên bản án sơ thẩm.

Tại Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 33/QĐ-VKSTC-V3 ngày 03/11/2009, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị đối với bản án hình sự phúc thẩm số 1187/2009/HSPT ngày 22/7/2009 của Tòa án nhân dân thành phố H; đề nghị Tòa Hình sự Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm, hủy toàn bộ bản án hình sự phúc thẩm nêu trên và bản án hình sự sơ thẩm số 75/2009/HSST ngày 16/4/2009 của Tòa án nhân dân quận A thành phố H để điều tra lại theo đúng quy định của pháp luật.

Tại quyết định giám đốc thẩm số 06/2010/HS-GĐT ngày 10/3/2010, Tòa Hình sự Tòa án nhân dân tối cao quyết định: Hủy bản án hình sự sơ thẩm và phúc thẩm nêu trên để điều tra lại và chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát nhân dân để giải quyết theo thủ tục chung.

2. Một số vấn đề cần rút kinh nghiệm:

A. Đối với cấp sơ thẩm:

Trong vụ án này, Viện kiểm sát nhân dân cấp quận chỉ truy tố Phạm Minh Đức, Nguyễn Hữu Phước, Phạm Văn Hân, Huỳnh Thanh Lâm, Doãn Xuân Thuận Thiện theo khoản 1 Điều 133 Bộ luật hình sự (tội “Cướp tài sản”). Nhưng căn cứ vào lời khai của các bị cáo tại cơ quan điều tra, tại phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm thì có đủ cơ sở kết luận các bị cáo trên đã dùng hung khí nguy hiểm để tấn công và chiếm đoạt tài sản của người bị hại. Theo quy định tại mục 2 phần 1 Nghị quyết số 02/NQ – HĐTP ngày 17/4/2003 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự thì hành vi phạm tội của các bị cáo phải bị truy tố, xét xử theo điểm d khoản 2 Điều 133 Bộ luật hình sự. Viện kiểm sát nhân dân quận truy tố và Tòa án cấp sơ thẩm áp dụng khoản 1 Điều 133 Bộ luật hình sự để xử phạt các bị cáo là không đúng với quy định của pháp luật và là một sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.

- Các bị cáo dùng hung khí nguy hiểm (bóng đèn tuýp đập vỡ) đâm người bị hại là ông Nguyễn Xuân Phong, quá trình điều tra có biên bản xem xét dấu vết thân thể bị hại với 3 vết rách da từ 0,2 cm đến 0,5 cm tại bắp tay phải, 02 vết thương rách da khoảng 0,5 cm tại phần lưng trên, 03 vết thương rách da từ 0,4cm đến 0,6cm phần lưng phía dưới, nhưng trong quá trình điều tra không hỏi người bị hại có yêu cầu gì về thương tích mà các bị cáo gây ra hay không và cũng không tiến hành giám định thương tật đối với người bị hại (tại kết luận điều tra có nêu bị hại từ chối giám định nhưng hồ sơ không có tài liệu gì thể hiện).

Ông Nguyễn Phước Hải là người bị hại nhưng bản án sơ thẩm lại xác định là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là không đúng với quy định của pháp luật. Ngoài ra, còn có sai sót về ngày tháng các bị cáo bỏ trốn ghi trong kết luận điều tra, cáo trạng, bản án sơ thẩm và phúc thẩm (các bị cáo bỏ trốn ngày 14/8/2008 nhưng bản án ghi là 14/3/2003).

Sai lầm nghiêm trọng của bản án sơ thẩm nêu trên có phần thiếu sót của công tác kiểm sát điều tra và kiểm sát xét xử hình sự. Do Kiểm sát viên chưa nghiên cứu đầy đủ các căn cứ pháp luật nên đề xuất truy tố và đề nghị Tòa án áp dụng khung hình phạt đối với các bị cáo không đúng với tính chất và hành vi phạm tội mà chúng gây ra. Đồng thời do chưa thực hiện đúng Điều 28 Quy chế công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử án hình sự (ban hành kèm theo Quyết định số 960/QĐ-VKSTC ngày 17/9/2007 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao) nên khi bản án sơ thẩm nêu trên có nhiều vi phạm nghiêm trọng pháp luật hình sự lại không kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

B. Đối với cấp phúc thẩm:

Do việc truy tố, xét xử các bị cáo Phạm Minh Đức, Nguyễn Hữu Phước, Phạm Văn Hân, Huỳnh Thanh Lâm, Doãn Xuân Thuận Thiện không đúng khung khoản của Điều luật dẫn đến hình phạt không chính xác. Bản án phúc thẩm đã y án sơ thẩm và kiến nghị cấp giám đốc thẩm xem xét lại vụ án này là đúng đắn.

Viện kiểm sát nhân dân thành phố H tuy không kháng nghị bản án trên theo thủ tục phúc thẩm nhưng đã có công văn báo cáo đề xuất Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm rất kịp thời (số 210/VKS-P3 ngày 14/8/2009), đó là do địa phương đã làm tốt công tác kiểm sát xét xử phúc thẩm. Kiểm sát viên cấp phúc thẩm đã nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, nắm vững pháp luật hình sự cũng như Quy chế Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tối cao nên đã đề xuất, báo cáo với Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân địa phương để đề xuất với Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét lại các bản án trên bảo đảm tính chính xác và nghiêm minh của pháp luật. Đây là việc làm tốt cần phát huy nhân rộng để công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của ngành kiểm sát ngày một tốt hơn, góp phần đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình mới.

Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự thông báo vụ án trên đã được xét xử giám đốc thẩm để các Viện kiểm sát nhân dân địa phương nghiên cứu rút kinh nghiệm chung./.

Ghi chú: Một số địa danh nơi xảy ra và giải quyết vụ việc đã được Ban biên tập thay đổi.

-------------------------------

10- Vụ án Đặng Văn Cường phạm tội "Trộm cắp tài sản" và vụ án Đặng Văn Vị phạm tội "Vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc hành chính".

Nguồn: Thông báo số 429/TB-VKSTC-V3 ngày 30 tháng 11 năm 2007

Vừa qua, Toà hình sự Toà án nhân dân tối cao đã xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm đối với hai vụ án hình sự. Qua công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự theo thủ tục giám đốc thẩm, Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự xin thông báo để Viện kiểm sát địa phương nghiên cứu, tham khảo, rút kinh nghiệm trong việc áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự.

1. Nội dung vụ án và quá trình giải quyết vụ án.

1.1 . Vụ án Đặng Văn Cường phạm tội "Trộm cắp tài sản".

Khoảng 9h ngày 20/10/2006, tại khu vực nhà trọ sinh viên của gia đình ông Nguyễn Văn Xuân ở tổ 9 phường Q, thành phố T, Đặng Văn Cường đã lấy trộm 1 chiếc điện thoại SAMSUNG X640 trị giá 1.000.000đ của chị Mai Thị Hà sinh viên lập địa A - K40 Trường Đại học sư phạm T. Ngay sau khi Cường Thực hiện tội phạm thì bị phát hiện và bắt giữ quả tang, thu hồi tài sản hoàn trả cho người bị hại.

Tại bản án hình sự sơ thẩm số 250/2006/HSST ngày 14/12/2006 của Toà án nhân dân thành phố T áp dụng khoản 1 Điều 138; điểm g, p khoản 1 Điều 46; điểm g khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự xử phạt Đặng Văn Cường 15 tháng tù về tội "Trộm cắp tài sản".

Ngày 27/12/2006, bị cáo Đặng Văn Cường kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Ngày 24/1/2007, Toà án nhân dân tỉnh T ra lệnh trích xuất bị cáo Đặng Văn Cường sinh ngày 25/7/1987 trú tại thôn Đăng, xã Hồng Sơn, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây phạm tội "Trộm cắp tài sản" để xét xử phúc thẩm vào hồi 7h30 ngày 07/2/2007. Nhưng do sơ suất ngày 07/2/2007 Trại tạm giam Công an tỉnh T đã trích xuất bị cáo là Đặng Văn Cường sinh ngày 08/11/1987, trú tại tổ 5 phường Tân Thành, thành phố T, tỉnh T phạm tội "Phá huỷ công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia" và dẫn giải đến Toà án nhân dân tỉnh T để xét xử phúc thẩm. Tại phiên toà phúc thẩm, Hội đồng xét xử không kiểm tra kỹ lý lịch tư pháp của bị cáo nên không phát hiện sự nhầm lẫn trên, còn bị cáo Cường thì rút toàn bộ kháng cáo cho nên Hội đồng xét xử đã ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm số 08/2007/HSPT ngày 07/2/2007 đối với bị cáo Đặng Văn Cường phạm tội "Trộm cắp tài sản" với bản án hình sự sơ thẩm số 205/HSST ngày 14/12/2006 của Toà án nhân dân thành phố T có hiệu lực pháp luật.

Như vậy, căn cứ vào Điều 231 Bộ luật tố tụng hình sự thì quyền kháng cáo của bị cáo Đặng Văn Cường trú tại thôn Đặng, xã Hồng Sơn, huyện Mỹ Đức tỉnh Hà Tây phạm tội "Trộm cắp tài sản" bị vi phạm phải được xét xử phúc thẩm theo đơn kháng cáo của bị cáo.

1.2. Vụ ánĐặng Văn Vị phạm tội "Vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc hành chính"

Vào khoảng 17h ngày 05/6/2004 nhân dân xóm D, xã U, huyện P, tỉnh T phát hiện bà Trần Thị Nhung trú tại xóm Nghề, xã Nga Mỹ nằm chết dưới mương nước liền kề thửa ruộng của gia đình bà tại Nghè Tỏ, xóm D, xã U, nghi do bị điện giật chết.

Khám nghiệm hiện trường tại nơi bà Nhung nằm chết có một đường dây điện sinh hoạt của hai hộ gia đình anh Đặng Văn Lượng và Đặng Văn Vị chạy qua. Đường dây điện cột làm bằng gỗ bạch đàn và tre đã cũ, cao 2,71m, trên cột có kẻo 2 sợi dây nhôm trần cỡ 2,5 ly cách nhau 30cm, dây cao cách mặt bờ ruộng gia đình nạn nhân 1,78m, tại vị trí cạnh chân bà Nhung nằm chết đo từ mặt bờ mương đến dây lửa đường điện là 1,85m, cũng tại vị trí này trên dây điện có một mảnh da nhỏ khô dính vào dây dài 2,5cm.

Khám nghiệm tử thi thấy: Vùng cổ bên phải từ giữa cổ xuống hố thượng đòn có vết bỏng ngắt quãng song song có kích thước 5x2 chỉ; tay phải có vết bỏng màu xám trong lòng bàn tay từ đất 2, 3 ngón 3 và đất 2 ngón 4 qua kẽ ngón 4,5 về phía sau đất 1 ngón 5 bàn tay phải có kích thước 9x5cm vết bỏng ở phía sau đốt 1 ngón 5 bị tróc da; thuỳ đáy phổi trái xung huyết đỏ thẫm có đám xuất huyết kích thước 3,5x1,5cm; trong lòng phế quản không có dị vật.

Tổ chức giám định pháp y tỉnh T kết luận nạn nhân Trần Thị Nhung bị chết do dòng điện truyền vào cơ thể.

Giám định về nguyên nhân xảy ra tai nạn là vi phạm chỉ số độ cao giữa dây và mặt đất tại chỗ xảy ra tai nạn đã vi phạm khoảng cách an toàn điện theo quy định của Nhà nước hiện hành.

Tại bản án hình sự sơ thẩm số 21/2006/HSST ngày 31/5/2006 Toà án nhân dân huyện P áp dụng khoản 2 Điều 107 Bộ luật tố tụng hình sự; khoản 1 Điều 99 Bộ luật hình sự tuyên bố bị cáo Đặng Văn Vị không phạm tội "Vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc hành chính".

Ngày 09/6/2006 Viện kiểm sát nhân dân huyện P kháng nghị phúc thẩm số 01/KNPT theo hướng tuyên bố bị cáo Đặng Văn Vị phạm tội "Vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc hành chính".

Ngày 06/6/2006, Nguyễn Văn Hiền đại diện hợp pháp của nạn nhân kháng cáo theo hướng buộc tội và yêu cầu bồi thường.

Bản án hình sự phúc thẩm số 121/2006/HSPT ngày 19/9/2006 Toà án nhân dân tỉnh T áp dụng điểm a khoản 2 Điều 248 Bộ luật tố tụng hình sự không chấp nhân kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân huyện P và kháng cáo của đại diện hợp pháp của người bị hại, giữ nguyên bản án hình sự sơ thẩm số 21/2006/HSST ngày 31/5/2006 của Toà án nhân dân huyện P.

Hai vụ án nêu trên đều đo Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.

2. Vấn đề cần rút kinh nghiệm.

2.1. Đối với vụ án Đặng Văn Cường phạm tội "trộm cắp tài sản"

 Toà án nhân dân tỉnh T quyết định đưa ra xét xử phúc thẩm đối với bị cáo Đặng Văn Cường sinh ngày 25/7/1985 trú tại thôn Đặng, xã Hồng Sơn, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây phạm tội "Trộm cắp tài sản", nhưng đã xét xử nhầm sang bị cáo cũng có tên Đặng Văn Cường nhưng sinh ngày 8/11/1987, trú tại tổ 5, phường T, thành phố T phạm tội "Phá huỷ công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia" là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hình sự. Nguyên nhân đầu tiên là do trại giam công an tỉnh T đã trích xuất nhầm bị cáo. Tại toà phiên phúc thẩm, Hội đồng xét xử đã không kiểm tra kỹ lý lịch tư pháp của bị cáo dẫn đến không phát hiện được sự nhầm lẫn này. Sự việc phạm tội đơn giản, rõ ràng song vấn đề cần rút kinh nghiệm ở đây là Kiểm sát viên tham dự phiên phiên toà chưa thận trọng trọng, chủ quan trong việc kiểm sát thủ tục kiểm tra lý lịch bị cáo tại phiên toà.

2.2 Đối với vụ ánĐặng Văn Vị phạm tội " vô ý làm chết người ảo vi phạm qui tắc hành chính

Vấn đề cần rút kinh nghiệm trong vụ án này là: Quá trình dẫn đến cái chết của bà Trần Thị Nhung không ai biết và không ai trông thấy, chỉ sau khi đã chết mới được phát hiện. Hiện trường để lại tại vị trí nơi bà Nhung nằm chết có một đường dây điện chạy qua cách mặt bờ ruộng gia đình nạn nhân 1,78 m, chân cách đường dây lửa 1,85 m. Cũng tại vị trí này trên dây điện có một mảnh da nhỏ khô dính vào dây dài 2,5 cm . Khám nghiệm tử thi vùng cổ, các ngón tay bị bỏng, sau đốt 1 ngón 5 bị tróc da và phổi bị xung huyết đỏ thẫm. Giám định pháp y tỉnh T kết luận nạn nhân Trần Thị Nhung chết do dòng điện truyền vào cơ thể. Toà án nhân dân các cấp đã tuyên Đặng Văn Vị không phạm tội "Vô ý làm chết người do vi phạm qui tắc hành chính". Vấn đề cần rút khinh nghiệm là với những chứng cứ có trong hổ sơ vụ án chỉ đủ căn cứ kết luận bà Nhung chết do nguyên nhân điện giật, còn từ nguồn điện của ai thì chưa được làm rõ. Chứng cứ quan trọng là mảnh da khô dính trên dây điện nhà anh Vị thì chưa được giám định. Hơn nữa, anh Vị là người sử dụng điện nếu phạm tội thì thì có dấu hiệu phạm tội "Vô ý làm chết người". Trong quá trình điều tra chưa làm rõ trách nhiệm của những người kinh doanh điện. Vì vậy phải huỷ án cấp sơ thẩm và phúc thẩm để điều tra lại .

Như đã phân tích và đánh giá những vi phạm của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc giải quyết hai vụ án nêu trên, đây là vấn đề cần được thông báo để Viện kiểm sát địa phương nghiên cứu cùng rút kinh nghiệm, nhằm hạn chế những trường hợp tương tự sảy ra, góp phần nâng cao hơn nữa công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự./.

Ghi chú: Một số địa danh nơi xảy ra và giải quyết vụ việc đã được Ban biên tập thay đổi.

----------------------------------

11- Vụ án Lý Tuyết Linh phạm tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”

Nguồn: Thông báo 169/VPT3/2007 ngày 25 tháng 01 năm 2007

Qua thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm đối với vụ Lý Tuyết Linh và Trần Thị Gái, bị án sơ thẩm xét xử về phạm tội "Lạm dụng tí nhiệm chiếm đoạt tài sản" án của tỉnh L, Viện phúc thẩm III thấy cần trao đổi với các đồng chí để rút kinh nghiệm về KSĐT, truy tố và KSXX đối với vụ án này:

I. Nội dung vụ án:

Theo Cáo trạng và án sơ thẩm quy kết hành vi phạm tội của các bị cáo như sau: Năm 2002 Lý Tuyết Linh và Trần Thị Gái mỗi người góp vốn 25.000.000 đồng để cho một số người vay tiền Ngân hàng đáo hạn và huy động vốn vay tiền của nhiều người khác cũng cho vay lại như trên, trả lãi, trả vốn được Linh, Gái ghi vào sổ theo dõi từ đầu năm 2003 đến tháng 10/2005 cụ thể vay của tất cả 32 người với lãi suất từ 3% đến 6% để cho vay lại lúc đầu thanh toán gốc lãi theo thỏa thuận, sau đó do lãi suất cao, quay vòng không kịp và do mua sắm một số tài sản đến tháng 10/2005 không khả năng thanh toán gốc và lãi cho người bị hại. Tổng số tiền vay: 6.803.000.000 đồng, trong đó đã thanh toán gốc và lãi theo thỏa thuận 3.176.348.000 đồng, người khác nợ lại 60.500.000 đồng, mua sắm tài sản 619.000.000 đồng, sử dụng cá nhân 2.516.035.000 đồng. Ngoài ra Linh và Gái còn sử dụng 937.402.000 đồng để đánh bạc, vì vay số tiền lớn đầu ra cho vay rất ít, vốn ứ đọng nhiều phải trả lãi cao nên Linh và Gái bàn bạc sử dụng số tiền đã vay đi ghi số đề hy vọng trúng để bù đắp khoản thiếu hụt, nên từ ngày 18/8/2005 đến 18/1012005 thông qua một số tên Hậu, Đại, Út, Xuất, Hải và sử dụng số điện thoại của quán nước 072851303 liên lạc với các số điện thoại 0909220007, 0919 040007, 0918 884746, 0919641862 để ghi số đã 44 lần, số tiền ghi cao nhất là 44.740.000 đồng và lần thấp nhất là 10.200.000 đồng.

Tại bản án sơ thẩm số 170/2006/STHS ngày 06/9/2006 Toà án nhân dân tỉnh L. . đã tuyên bố các bị cáo Lý Tuyết Linh và Trần Thị Gái phạm tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" áp dụng điểm a khoản 4 Điều 140, khoản 1 điểm p khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự xử phạt:

1/ Bị cáo Lý Tuyết Linh 14 năm tù, thời hạn thụ hình được tính từ ngày 08/12/2005.

2/ Bị cáo trần Thị Gái 12 năm tù, thời hạn thụ hình được tính từ ngày 08/12/2005.

Áp dụng khoản 2 Điều 41 Bộ luật hình sự buộc bị cáo Lý Tuyết Linh và Trần Thị Gái trả nợ cho 31 người bị hại với tổng số tiền 4.062.110.500 đồng, mỗi bị cáo là 2.03 1 .055 .250 đồng.

Tiếp tục tạm giữ các tài sản để đảm bảo thi hành án.

Ngày l8/9/2006 bị cáo Lý Tuyết Linh làm đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Ngày 18/9/2006 bị cáo Trần Thị Gái làm đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, xin xem xét lại phần bồi thường.

Ngày 20/9/2006 14 người bị hại kháng cáo yêu cầu tăng hình phạt, truy cứu về tội lừa đảo, về tội đánh bạc đối với 02 bị cáo; yêu cầu xem xét toàn bộ tài sản của hai bị cáo về số tài sản các bị cáo đã tẩu tán; đồng thời yêu cầu xem xét trách nhiệm hình sự đối vối Trương Công Thành (là chồng của bị cáo Linh) và Trương Ngọc Rưa (là chồng của bị cáo Gái).

Tại Phiên tòa phúc thẩm ngày 25/12/2006, Viện phúc thẩm III đề nghị: Huỷ án sơ thẩm để điều tra xét xử lại theo thủ tục chung. Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân Tối Cao tại Thành Phố Hồ Chí Minh đã chấp nhận đề nghị của Viện kiểm sát tuyên xử: Huỷ án sơ thẩm để điều tra xét xử lại theo thủ tục chung.

II. Những vấn đề thiếu sót trong quá trình điều tra

1. Biên bản ghi lời khai Lý Tuyết Linh (Bị số 99 đến 108) thể hiện 02 giai đoạn vay tiền và sử dụng vốn vay. Từ tháng 11/2001 đến tháng 12/2003 thì phát hiện bị thâm vốn là 788.000.000 đồng, trong đó cho vay lại 05 người với số tiền là 29.500.000 đồng, còn lại các bị cáo rút ra xài cá nhân, gồm Linh 427.940.000 đồng và Gái 266.112.000 đồng, sau đó Linh và Gái bàn nhau tiếp tục huy động vốn từ tháng 12/2003 đến tháng l0/2005 đã huy động tất cả 5. 579.000.000 đồng, lúc này khách vay ít dần, chỉ cho được 16 người vay với số tiền 76.920.000 đồng hiện còn nợ lại, mà lãi cao nên Linh và Gái lại bàn nhau ghi số đề tổng số tiền 937.402.000 đồng bị thua và rút ra tiêu xài cá nhân, mua sắm tài sản nên vỡ nợ. Cơ quan điều tra chưa làm rõ sau khi vay tiền các bị cáo đã có thủ đoạn gian dối, sử dụng tiền vào mục đích bất hợp pháp nhằm chiếm đoạt tiền của bị hại ? Chưa xác định ý thức chiếm đoạt từ thời điểm nào. Trong khi đó tổng số tiền vay trên 6 tỷ đồng, nhưng các bị cáo khai chơi số đề từ tháng 8/2005 chỉ với số tiền 937.402.000 đồng nên Cáo trạng truy tố các bị cáo vay sử dụng vào mục đích bất hợp pháp, số tiền còn lại chưa được làm rõ các bị cáo sử dụng vào mục đích gì, mỗi bị cáo sử dụng bao nhiêu? Vì theo bị cáo Gái trình bày thì toàn bộ sổ sách và tiền đều do Linh quản lý, Gái chỉ biết qua sổ sách của Linh, Gái chỉ sử dụng tiêu xài cá nhân trên ba trăm triệu còn lại Linh tiêu xài cá nhân. Việc này cũng chưa được điều tra làm rõ để xác định chính xác số tiền bị cáo Linh chiếm đoạt bao nhiêu, bị cáo Gái chiếm đoạt bao nhiêu, để từ đó áp dụng khung, khoản, điều luật về lượng hình đồng thời quy mức trách nhiệm dân sự đối với từng bị cáo.

2. Theo lời khai của Linh ngày 31/5/2006 ( Bl số 1 13,1 14) Trương Công Thành có cầm tiền do Linh gởi đưa cho Gái để Gái cho vay, phù hợp với bản tường trình của Gái ngày 07/11/2005 (BL số 135) khi có người hỏi vay thì Gái vô Linh lấy tiền hoặc Linh gởi tiền cho anh Thành đưa cho Gái và lời khai của bị cáo Gái ngày 10/11/2005 (BL số 73,74) thể hiện Thành có mang tiền từ nhà Linh (do Linh nhờ) ra đưa cho Gái; còn Trương Ngọc Rua thì có tham gia vay tiền của anh Thẹn ( Tân Phú, Đức Hoà, Long An) một lần Rua là người nhận tiền, còn Gái và Linh là người hỏi vay. Nhưng chưa điều tra làm rõ vai trò của Trương Công Thành (chồng của bị cáo Linh) và Trương Ngọc Rưa (chồng của bị cáo Gái) có liên quan đến việc cho vay tiền của Linh và Gái hay không? Để xem xét xử lý theo pháp luật nhằm không bỏ lọt người phạm tội (nếu có).

3. Chưa điều tra làm rõ số tiền Linh và Gái đã cho vay nóng tiền lãi từ 6% đến 12% thì tiền lãi thu được là bao nhiêu, sau khi trừ tiền lãi phải trả cho các chủ nợ, đã thu lợi bất chính được bao nhiêu? Để tịch thu xung công quỹ. Đồng thời phải đưa những người còn nợ Linh và Gái vào tham gia tố tụng để thu hồi các khoản nợ này cho các bị cáo để trả cho người bị hại.

4. Về tài sản của Linh và Gái đã thế chấp ngân hàng để vay tiền, theo báo cáo tình hình vay vốn của Linh và Gái tại Phòng giao dịch Ngân hàng Công thương D.. ngày 26/4/2006 (BL số 538, 539, 565, 576)) thì Gái vay tổng cộng 150.000.000 đồng thế chấp giấy sở hữu nhà và quyền sử dụng đất diện tích 234,6m2. Còn Linh vay 290.000.000 đồng thế chấp 04 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nhưng không đưa Ngân hàng vào tham gia tố tụng mà bản án sơ thẩm lại tuyên về việc thi hành án ưu tiên đối với các tài sản các bị cáo thế chấp Ngân hàng, số tiền còn lại bồi thường cho các bị hại.

Đối với những tài sản các bị cáo mua do nguồn tiền vay của các bị hại cũng chưa xác định rõ hiện số tài sân này còn đã bị kê biên hay đã chuyển nhượng cho người khác?

III. Những nội dung cần rút kinh nghiệm

* Trong quá trình kiểm sát diều tra và truy tố:

Chưa phát hiện được những vấn đề cơ quan điều tra chưa điều tra đầy đủ mà chúng tôi đã nêu trên để yêu cầu điều tra theo khoản 2 Điều 112 Bộ luật tố tụng hình sự.

* Trong quá trình thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử:

Kiểm sát viên được phân công tham gia thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử tại phiên tòa cũng không phát hiện được những thiếu sót trong quá trình kiểm sát điều tra. Mặt khác, tại phiên tòa sơ thẩm hội đồng xét xử cũng không làm rõ được từng bị cáo chiếm đoạt số tiền bao nhiêu? Mà qua thẩm vấn chỉ thể hiện số tiền dùng ghi số đề 937.402.000 đồng là trách nhiệm chung của các bị cáo, còn các khoản tiền mua sắm tài sản, tiêu xài cá nhân của từng bị cáo bao nhiêu tiền thì không xác định cụ thể, để làm căn cứ quy kết trách nhiệm hình sự và dân sự đối với từng bị cáo, lẽ ra Kiểm sát viên phải thẩm vấn làm rõ những vấn đề này. Biên bản phiên tòa sơ thẩm thể hiện Hội đồng xét xử có thẩm vấn đại diện Ngân hàng, nhưng Kiểm sát viên tại phiên tòa không kiểm tra tư cách đại diện của Ngân hàng được triệu tập tham dự phiên tòa với tư cách gì, có đúng quy định của pháp luật không? Nếu Kiểm sát viên tại Tòa mà làm rõ những vấn đề nêu trên thì sẽ đề nghị hoãn phiên tòa, để cho điều tra bổ sung cho đầy đủ khách quan, thì vụ án được giải quyết một cách triệt để, đúng người, đúng tội đúng chính sách pháp luật.

Do những thiếu sót và vi phạm nêu trên, tại cấp phúc thẩm không thể khắc phục được, phải tuyên huỷ án để điều tra xét xử lại, nhằm đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Trên đây là một số vần đề còn thiếu sót trong quá trình KSĐT- Truy tố, KSXX đối với vụ án Lý Tuyết Linh (cùng đồng bọn). Vậy chúng tôi thông báo đến các đồng chí để cùng nhau rút kinh nghiệm chung để chất lượng công tác: Kiểm sát điều tra, truy tố, thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử án hình sự ngày càng được tốt hơn đáp ứng với yêu cầu của tiến trình cải cách tứ pháp (giai đoạn 2006-2010), theo tinh thần Nghị quyết 49/NQ/TW của Bộ chính trị.

Ghi chú: Một số địa danh nơi xảy ra và giải quyết vụ việc đã được Ban biên tập thay đổi.

----------------------------------

12- Vụ án Mạc Vinh Quang phạm tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”

Nguồn: Thông báo số 876/TB/VPT3 ngày 25 tháng 10 năm 2006

Qua thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án Mạc Vinh Quang phạm tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản", án của tỉnh Đ. Viện phúc thẩm III thấy cần trao đổi với các đồng chí để rút kinh nghiệm về KSĐT, truy tố và KSXX đối với vụ án này:

I. Nội dung vụ án:

Theo cáo trạng của Viện kiểm sát tỉnh Đ quy kết hành vi phạm tội của bị cáo Quang như sau:

Chi nhánh xây dựng thương mại dịch vụ tổng hợp Đ là doanh nghiệp đoàn thể, được thành lập theo quyết định số 011/QĐ-TCCB ngày 12/01/2000 của Công ty thương mại dịch vụ tổng hợp (tên giao dịch là GECOSEX- thuộc Hội đồng Trung ương Liên minh các hợp tác xã Việt Nam) đặt tại TP. HCM và Quyết định số 713/QĐ-CT.UBT ngày 16/03/2000 của UBND tỉnh D. Vào ngày 13/01/2000, Giám đốc Công ty GECOSEX ký quyết định số 12/QĐ-TCCB bổ nhiệm Mạc Vinh Quang làm giám đốc chi nhánh xây dựng thương mại dịch vụ tổng hợp Đ, đồng thời ban hành Quy chế hoạt động đối với chi nhánh.

Sau khi được bổ nhiệm làm giám đốc chi nhánh xây dựng thương mại dịch vụ tổng hợp Đ Mạc Vinh Quang đã lợi dụng chức vụ được giao, tư cách pháp nhân của doanh nghiệp và nhất là mối quan hệ quen biết với nhiều người để vay tiền, sau đó dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt số tiền của 09 người số tiền tổng cộng 1.938.000.000 đồng. Tại bản án sơ thẩm số 94/2006/HSST ngày 13/4/2006, Toà án tỉnh Đ chỉ quy kết bị cáo Quang lạm dụng tín nhiệm chiếm đạt của 07 người với số tiền là 1 587.000.000 đồng.

Áp dụng khoản 4 Điều 140; điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 46 Bộ luật định sự; Điều 612 Bộ luật Dân sự; Điều 76 Bộ luật tố tụng dân sự. Xử phạt bị cáo Mạc Vinh Quang 15 (mười lăm) năm tù. Thời hạn tù tính từ ngày 15/712004 nhưng được trừ đi thời gian tạm giam trước ( từ ngày 07/11/2002 đến 09/01/2004). Buộc bị cáo Mạc Vinh Quang phải bồi thường tiếp cho 07 bị hại. Với tồng số tiền: 1.587.000.000 đồng, cụ thể:

- Ông Huỳnh Tấn Phát : 300.000.000 đồng (Ba trăm triệu đồng).

- Ông Lê Huy Tuyên: 600.000.000 đồng (Sáu trăm triệu đồng).

- Ông Phạm Anh Dung: 135.000.000 đồng (Một trăm ba mươi lăm triệu đồng).

- Ông Lê Văn Thuần: 144.000.000 đồng (Một trăm bốn mươi bốn triệu đồng).

- Ông Đinh Lương Thành: 48.000.000 đồng (Bốn mươi tám triệu đồng).

- Bà Cao Thị Lệ Hằng: 320.000.000 đồng (Ba trăm hai mươi triệu đồng).

- Bà Hồ Thị Thu Hiền: 40.000.000 đồng (Bốn mươi triệu đồng).

Ngoài ra án sơ thẩm còn tuyên xử lý tang vật vụ án, án phí và lãi suất theo quy định của pháp luật.

Sau khi xét xử bị cáo và hai bị hại kháng cáo cụ thể:

Ngày 24/4/2006 bị cáo Mạc Vinh Quang kháng cáo kêu oan.

Ngày 25/4/2006 ông Lê Huy Tuyên kháng cáo yêu cầu bà Nguyễn Thị Lam Thảo trả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông.

Ngày 25/4/2006 ông Phạm Anh Dũng kháng cáo yêu cầu bà Cao Thị Lệ Hằng trả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông.

Tại Phiên tòa phúc thẩm ngày 03/10/2006, Viện phúc thẩm 111 đề nghị: Huỷ án sơ thẩm để điều tra xét xử lại theo thủ tục chung. Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân Tối Cao tại Thành Phố Hồ Chí Minh đã chấp nhận đề nghị của Viên kiểm sát tuyên xử: Huỷ án sơ thẩm để điều tra xét xử lại theo thủ tục chung.

II.Những vấn đề thiếu sót trogn quá trình điều tra:

1. Việc bị cáo Quang cho rằng số tiền vay của nhiều người trên Quang đã chi phí đầu tư vào mỏ đất phún, và đầu tư vào dự án khu đô thị mới Trung Hòa và dự án khu chợ mới Kim Hải - Bà Ria Vũng Tàu, trả lãi các khoản tiền vay, chi tiền lương, thuê máy móc, nhà cửa lán trại chi nhánh, mua xe. . . phục vụ sản xuất thi công khoảng 2 tỷ đồng, các chi phí này có thể hiện trên sổ sách, hóa đơn, chứng từ, nhưng cấp sơ thẩm chỉ công nhận bị cáo Quang đầu tư tổng số tiền: 274.386.000 đồng đầu tư là chưa xem xét đầy đủ tổng chi phí vào các dự án mà bị cáo Quang khai. Các vấn đề chưa được cơ quan điều tra làm rõ.

2. Chưa tiến hành giám định tài chính toàn bộ hoạt động của chi nhánh trong thời gian xảy ra vụ án theo nguyên tắc tính đủ tính hết đầu ra, những chi phí hợp lý mà chi nhánh và bị cáo Quang sử dụng trong sản xuất kinh doanh vì khi Quang bị bắt chi nhánh vẫn còn hoạt động, để có cơ sở quy kết hành vi phạm tội của bị cáo Quang chiếm đoạt tài sản của ai và chiếm đoạt bao nhiêu?

3. Theo các bảng liệt kê chứng từ thể hiện chi nhánh đã vay của bị cáo Quang với tổng số tiền 1.211.000.000 đồng (BL từ số 1374 đến 1416). Đồng thời lời khai của bà Hiền phụ trách kế toán của chi nhánh cam đoan rằng chi nhánh có vay tiền của bị cáo Quang số tiền trên còn hiện nay chi nhánh còn nợ bao nhiều thì bà không nắm rõ? khoản vay này là tiền Quang vay của những người trên cho chi nhánh vay hay khoản tiền nào khác cũng chưa được cơ quan điều tra làm rõ để xác định chi nhánh nợ Quang và số tiền quy kết Quang chiếm đoạt.

4. Ngoài ra, đối với số tiền 400.000.000 đồng vay của bà Cao Thị Lệ Hằng: Trước đó giữa Quang và bà Hằng đã có giao dịch vay mượn nhiều lần Quang trả vốn và lãi sòng phẳng, riêng số tiền vay 400.000.000 đồng này theo bà Hằng cho Quang vay là có lãi và có đảm bảo bằng tài sản thế chấp "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất" của ông Dung đang công tác tại chi nhánh và có sự đồng ý của ông Dung. Vấn đề này chưa được điều tra làm rõ đây là quan hệ gì ? Dân sự hay Hình sự ? Như hồ sơ thể hiện thì đây chỉ là tranh chấp dân sự.

III. Những vấn đề cần rút kinh nghiệm:

Trong qua trình kiểm sát điều tra, truy tố và thực hành quyền công tố chưa phát hiện được những vấn đề mà cơ quan điều tra chưa điều tra đầy đủ mà chúng tôi đã nêu trên để yêu cầu điều tra theo khoản 2 Điều 1 12 Bộ luật tố tụng hình sự nhằm xác định: Bị cáo Quang đã chi phí mua mỏ đất phún, mua xe ô tô, mua xe cuốc hiệu KOBELCO, làm đường vào mỏ đất, chi trả lãi, trả lương .v.v. đầu tư vào các dự án khác như dự án khu đô thị mới Trung Hoà và dự án khu chợ mới Kim Hải- Bà Ria Vũng Tàu. Vốn đầu tư vào các dự án này có phải là các khoản tiền vay trên hay không? Đầu tư chi phí bao nhiêu? Còn lại bao nhiêu để quy kết bị cáo Quang chiếm đoạt. Trong khi đó tại các bảng liệt kê chứng từ thì chi nhánh đã vay của bị cáo Quang với tổng số tiền là 1.211.000.000 đồng (BL từ số 1374 đến 1416). Việc xác định khoản nợ vay của bà Cao Thị Lệ Hằng cho rằng bị cáo Quang chiếm đoạt là chưa đủ căn cứ, vì việc vay mượn có thế chấp.

Vì những thiếu sót nêu trên, nên cấp phúc thẩm phải tuyên huỷ án để điều tra xét xử lại, nhằm đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Trên đây là một số vần đề còn thiếu sót trong quá trình KSĐT- Truy tố, KSXX đối với vụ án Mạc Vinh Quang. Vậy chúng tôi thông báo đến các đồng chí để cùng nhau rút kinh nghiệm chung, nhằm để chất lượng công tác: Kiểm sát điều tra, truy tố, thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử án hình sự ngày càng được tốt hơn đáp ứng với yêu cầu của tiến trình cải cách tư pháp (giai đoạn 2006- 2010), theo tinh thần Nghị quyết 49/NQ-TW của Bộ chính trị./.

Ghi chú: Một số địa danh nơi xảy ra và giải quyết vụ việc đã được Ban biên tập thay đổi

--------------------------------

13- Vụ án Nguyễn Văn Tuấn phạm tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”

Nguồn: Thông báo số 688/2006/VPT3 ngày 24 tháng 08 năm 2006

Qua thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm đối với vụ Nguyễn Văn Tuấn. Cáo trạng truy tố bị cáo phạm tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" còn án sơ thẩm quy kết xét xử bị cáo Tuấn phạm tội: "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" án của tỉnh Đ. Viện phúc thẩm III thấy cần trao đổi với các đồng chí để rút kinh nghiệm về KSĐT, truy tố và KSXX đối với vụ án này:

I. Nội dung vụ án:

Theo Cáo Trạng và án sơ thẩm: Đầu tháng 10/2001 trên tuyến xe lửa từ Vinh vào Thành Phố Hồ Chí Minh, Nguyễn Văn Tuấn gặp Cao Thị Lan, và nảy sinh quan hệ tình cảm với nhau, Tuấn giới thiệu là cán bộ Phòng cảnh sát hình sự - Công an tỉnh Đồng Nai và hai người cho nhau địa chỉ, chị Lan cho Tuấn số điện thoại để liên lạc. Trong khi chị Lan đã có chồng và hai con, còn Tuấn đang sống chung với Trần Thị Thanh Trinh như vợ chồng.

Tháng 12/2001 chị Lan vào Thành Phố Hồ Chí Minh và có lên thăm Tuấn ở Xuân Lộc, Đồng Nai, cả hai bàn việc đầu tư làm ăn. Chị Lan bỏ tiền mua đất xây nhà mở cửa hàng bán xe Moto, còn Tuấn và em trai Tuấn tên Nguyễn Văn Mười đứng ra kinh doanh, tiền lời thu được chia đôi. Cũng trong thời gian này Tuấn và Lan đi nhiều nơi đều giới thiệu là vợ chồng. Sau đó chị Lan trở về Đà Nẵng và chuyển tiền nhiều lần vào cho Tuấn, cụ thể:

Từ ngày 17/12/2001 đến ngày 16/10/2003 thông qua Ngân hàng Nông nghiệp huyện X, chị Lan khai đã chuyển 08 (tám) lần với số tiền 765.000.000 đồng, một lần chị Lan nhận tiền của người em cùng tên Cao Thị Lan gửi vào cho chị qua Ngân hàng Nông nghiệp huyện X 100.000.000 đồng, chị Lan đưa cho Nguyễn Văn Mười. Tổng cộng chị Lan đã chuyển 865.000.000 đồng, trong đó Tuấn nhận trực tiếp 04 lần = 420.000.000 đồng; Mười nhận trực tiếp 04 lần 360.000.000 đồng; Nguyễn Văn Hùng (em Tuấn) nhận 01 lần 85.000.000 đồng. Số tiền do Mười và Hùng (em Tuấn) nhận đều giao lại cho Tuấn.

Tháng 02/2002 Tuấn dẫn chị Lan đi mua đất của vợ chồng chị Nguyễn Thị Hồng, lô đất có diện tích 481m2 (ngang 8,20m x dài 60m) nằm sát Quốc lộ lA thuộc ấp Việt Kiều, xã Suối Cát, huyện X với giá 18,04 lượng vàng 24k quy ra 250.000.000 đồng. Lần đầu bà Nguyễn Thị Loan (mẹ Tuấn) đưa cho gia đình chị Hồng 5.000.000 đồng tiền đặt cọc, lần 2 Tuấn và chị Lán đến trả cho chị Hồng 14 lượng vàng 24k, lần 3 Tuấn và chị Lan đến trả cho chị Hồng 4 lượng vàng 24k còn lại. Sau khi mua đất, Tuấn và chị Lan đến nhờ anh Nguyễn Kim Tuyến là cán bộ xã Suối Cát nhờ làm giấy tờ chủ quyền. Do chị Lan không có hộ khẩu tại địa phương nên Tuấn nói anh Tuyến làm giấy tờ cho Tuấn đứng tên. Ngày 18/4/2003 UBND huyện X cấp giấy chứng nhận quyền sự dụng đất số 10667 QSDĐ/874/QĐ-UBH cho Tuấn. Sau khi mua đất Tuấn đi mua vật liệu xây dựng nhà hết 30.000.000 đồng. Ngày 06/01/2002 (nhằm ngày 01/9 âm lịch năm 2002) cửa hàng lấy tên "Tuấn- Lan" khai trương bán hàng xe Mồm các loại.

Tháng 10/2003 do mâu thuẫn về tình cảm và tiền bạc giữa chị Lan và Tuấn, chị Lan đòi lấy lại toàn bộ cửa hàng để sang lại cho người khác thì được Tuấn trả lời cửa hàng "Tuấn-Lan" là của Tuấn và gia đình Tuấn mua đất mở cửa hàng toàn bộ giấy tờ đều đứng tên Tuấn, nên Tuấn không đồng ý trả lại cửa hàng cho Lan. Vì vậy, chị Lan làm đơn tố cáo với Cơ quan điều ra về hành vi lừa đảo chiếm đạt tài sản của Nguyễn Văn Tuấn và tại phiên tòa sơ thẩm Tuấn cho rằng chị Lan chuyển tiền cho Tuấn là để kinh doanh mua bán đất, còn Salon là tiền của gia đình Tuấn bỏ ra không phải tiền của Lan đưa.

Cáo Trạng truy tố Nguyễn Văn Tuấn tội: "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" theo điểm a, khoản 4 Điều 139 Bộ luật hình sự. Tại phiên tòa sơ thẩm, Kiểm sát viên đề nghị xử phạt Nguyễn Văn Tuấn từ 12-14 năm tù về tội: "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Tại bản án sơ thẩm số: 103/2006 ngày 20/4/2006 đã tuyên xử: áp dụng điểm a khoản 4 Điều 140; điểm g khoản 1 Điều 48; điểm b, p khoản 1 Điều 46; Điều 47 Bộ luật hình sự xử phạt Nguyễn Văn Tuấn 10 năm tù về tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".

Về trách nhiệm dân sự: Áp dụng Điều 608 Bộ luật dân sự; Điều 76 Bộ luật tố tụng hình sự buộc bị cáo Tuấn phải bồi hoàn cho Cao Thị Lan số tiền 780.000.000. Ngoài ra án sơ thẩm còn tuyên các phần phụ xử khác.

Sau khi xét xử sơ thẩm, bị cáo Nguyễn Văn Tuấn kháng cáo kêu oan; bị hại Cao Thị Lan kháng cáo đề nghị tiếp tục kê biên tài sản căn nhà có diện tích đất hơn 400m2 và 103 Chiếc xe moto để đảm bảo thi hành án.

Tại Phiên tòa phúc thẩm ngày 09/8/2006, Viện phúc thẩm III đề nghị: Huỷ án sơ thẩm để điều tra xét xử lại theo thủ tục chung. Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân Tối Cao tại Thành Phố Hồ Chí Minh đã chấp nhận đề nghị của Viện kiểm sát tuyên xử: Huỷ án sơ thẩm để điều tra xét xử lại theo thủ tục chung.

II. Những vấn đề cần rút kinh nghiệm

Theo bà Cao Thị Lan (bị hại) khai thì toàn bộ số tiền 780.000.000 đồng được chuyển qua hệ thống Ngân hàng là đầu tư và mua đất để xây nhà làm cửa hàng mua bán xe gắn máy (Salon moto) và làm vốn lưu động. Nhưng các lời khai của bị hại trước sau có nhiều mâu thuẫn. Quan trọng hơn bị hại không có bất cứ chứng cứ nào chứng minh đã đầu tư vào Salon moto kể cả việc chia lời trong quá hình kinh doanh xe gắn máy ở cửa hàng Tuấn - Lan. Cụ thể như:

1. Số tiền 30.000.000 đồng bà Lan gửi từ Ngân hàng NN & PTNT Đ đến Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT huyện X do Nguyễn Văn Mười nhận ngày 1711212001 (BL số 371), tại bút lục 02 ngày 10/01/2004 - Đơn đề nghị khởi tố chị Lan đã viết "Tuấn tâm sự với tôi anh mới ra tù không có đồng bạc nào làm vốn, Lan cho Tuấn mượn 30.000.000 đồng để chung vốn mua bán xe cũ với em trai là Nguyễn Văn Mười. Thời gian sau khi mượn 30.000.000 đồng, Tuấn đặt vấn đề với tôi mua đất làm mặt bằng mở Salon mua bán xe, tương tự tại BL số 15 ngày 15/01/2004 chị Lan cũng khai như trên. Như vậy, khoản tiền 30.000.000 đồng này là chị Lan cho Tuấn mượn trước khi có việc bàn bạc mở Salon, không phải trong thời gian chị Lan khai đầu tư mua đất xây nhà mở Salon. Cấp sơ thẩm quy kết bị cáo chiếm đoạt số tiền này là chưa có cơ sở.

2. Số tiền 100.000.000 đồng mà Nguyễn Văn Mười nhận ngày 13/10/2003 do chị Lan giao tại cửa hàng Tuấn- Lan, Nguyễn Văn Mười thừa nhận có nhận của chị Lan, nhưng cho rằng vay của chị Lan với lãi suất 1,5% thời hạn 2 tháng, khi vay có làm giấy tay, sau đó đã trả hết và thu hồi giấy tay huỷ bỏ. Vậy số tiền này có thể quy kết cho Nguyễn Văn Tuấn được không? Bởi lẽ Nguyễn Văn Mười thừa nhận vay chứ không đưa lại cho Tuấn. Ngoài ra, tại phiên tòa phúc thẩm Nguyễn Văn Mười còn khai có nhận 180.000.000 đồng do chị Lan giao.

Hai khoản tiền trên chưa được điều tra làm rõ nhưng vẫn quy kết cho bị cáo Tuấn.

3. Đối với việc mua đất của vợ chồng bà Nguyễn Thị Hồng để làm Salon (cửa hàng): Giá mua 481m2 đất này cả người bán, Nguyễn văn Tuấn, Cao Thị Lan, bà Nguyễn Thị Loan đều khai thống nhất là 18,4 lượng vàng. Nhưng ai là người mua đất này?

Bà Nguyễn Thị Hồng người bán khai: Tại BL số 187 ngày 20/02/2004 khai do Tuấn-Lan mua, bà Loan không mua đất của tôi (tương tự các BL số 189, 193) nhưng có một điểm chung là 5.000.00 đ tiền đặt cọc mua đất do bà Loan đưa. Nhưng tại BL số 818 ngày 02/6/2005 bà Hồng khai: Sang nhượng đất cho bà Loan - Tôi không nói chuyện mua bán đất với cô Cao Thị Lan, tôi không trực tiếp mua bán gì với cô Lan cả. Tiền đặt cọc do bà Loan đưa, số còn lại do Tuấn cầm tiền (do bà Loan đưa) 140 chỉ, cộng chung cả tiền đặt cọc trước đây, số còn lại 4,4 lượng do Tuấn trả .

Tại BL số 152 ngày 01/03/2004 lời khai Nguyễn Thị Loan, bà mua đất của bà Hồng giá 96 triệu, đặt cọc 5 triệu, sau đó trả tiếp 02 lần, đưa tiền Tuấn trả, nguồn tiền do con Nguyễn Văn Hạnh ở Sài Gòn cho ông Hạnh khai nhận lời khai của bà Loan là đúng (BL số 150).

Còn chị Cao Thị Lan khai như sau: Mua đất gia 18,4 lượng do Tuấn trực tiếp hỏi mua, sau đó chị cùng Tuấn sang gặp bà Hồng trả 70.000.000 đồng, do chị Lan trực tiếp đưa, còn thiếu lại 4 lượng, tôi mua hoàn toàn không có đặt cọc gì hết, về số tiền 70.000.000 đồng đó là số tiền tôi đưa cho anh em Tuấn mượn trước đó, nay có như cầu cần trả tiền đất nên anh em Tuấn gom lại mỗi người một ít trả tôi để tôi trả tiền đất (BL 106-108 ngày 02/3/2004 lời khai chị Lan). Như vậy, việc mua đất để làm cửa hàng ai mua? bà Loan, Tuấn hay Cao Thị Lan?

Tại phiên tòa phúc thẩm Cao Thị Lan thừa nhận: Đã cạo sửa tên Nguyễn Thị Loan thành tên Cao Thị Lan trong giấy biên nhận (Giấy biên nhận về việc đã nhận đủ 04 lượng vàng còn lại do người bán Nguyễn Thị Hồng ký - BL 433 ngày 08/02/2002).

4. Vốn lưu động trong cửa hàng kinh doanh xe gắn máy do ai đầu tư? Tại các BL số 176-179; 182-183 Nguyễn Văn Mười đều khai là cùng Tuấn hùn vốn đầu tư ngoài ra không có ai khác. Còn số tiền nhận của Cao Thị Lan (trừ 100 000 000 đồng và 180.000.000 đ như đã phân tích ở phần 2) đã đưa Tuấn. Bị cáo Nguyễn Văn Tuấn khai nhận: Có nhận tiền của Nguyễn Văn Mười, Nguyễn Văn Hùng do Cao Thị Lan chuyển qua ngân hàng nhưng đã đưa lại toàn bộ cho Cao Thị Lan và cùng Lan mua bán bất động sản. Còn Salon Moto Tuấn- Lan là của gia đình. Đồng thời Tuấn đã khai 07 bất động sản mà Tuấn tham gia mua bán cùng Cao Thị Lan. Trong đó có việc mua bán bất động sản 940 triệu của bà Nguyễn Thị Mộng Quỳnh (BL số 55 lời khai bà Quỳnh) là với danh nghĩa vợ chồng cùng mua.

Những việc liên quan mua bán bất động sản, khi điều tra đã không điều tra làm rõ, và Tòa sơ thẩm tách ra vụ kiện khác là không thỏa đáng mà cần phải được điều tra rõ ràng có việc hùn mua bán bất động sản giữa Tuấn và Lan hay không? Vì thời gian mua bán 07 bất động sản xảy ra cùng thời điểm mà Cao Thị Lan chuyển rất nhiều tiền cho Tuấn. Tại phiên tòa phúc thẩm Cao Thị Lan khai nhận trong việc mua đất của bà Quỳnh, sau đó đã bán lại cho người khác, Tuấn đã tự ứng 100.000.000 đồng coi như tiền lời trong việc mua bán. Như vậy, Tuấn có hùn vốn mua bán bất động sản với bà Cao Thị Lan không? Chị Lan cho rằng đầu tư vào Salon moto được chia lời nhiều lần nhưng không có bất cứ tài liệu chứng cứ nào chứng minh. Ngược lại khi bà Lan mua 4 xe Mồm tại salon Tuấn-Lan thì phải trả khoảng 50.000.000 đồng cho Nguyễn Văn Mười.

Những vấn đề tồn tại nêu trên là do:

Trong quá trình kiểm sát điều tra và truy tố, chưa phát hiện được những vấn đề còn mâu thuẫn mà cơ quan điều tra chưa điều tra làm rõ để yêu cầu: Tiến hành đối chất các chứng cứ có mâu thuẫn với nhau, xác minh và làm rõ tất cả các khoản tiền do chị Cao Thị Lan chuyển vào huyện Xuân Lộc qua hệ thống ngân hàng là do ai nhận, nhận xong đưa cho ai? Đưa với mục đích gì ? Người nhận đã sử dụng số tiền đó làm gì? Các chứng cứ chứng minh?

Trong vụ án này, VKS truy tố bị cáo lừa đảo chiếm đoạt 865 triệu nhưng chưa chứng minh được thủ đoạn gian dối của bị cáo là thủ đoạn nào? Và chưa chứng minh đầy đủ từng khoản tiền quy kết bị cáo chiếm đoạt. Dẫn đến tại phiên toà sơ thẩm đã xác định khoản tiền 85.000.000 bị cáo Tuấn không chiếm đoạt, vì sau khi nhận Nguyễn Văn Hùng đã đưa lại chị Lan nên xử phạt bị cáo Tuấn phạm tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" chiếm đoạt 780.000.000 đ. Với nhận định, Tuấn chỉ bộc lộ rõ thông qua hành vi khách quan ý thức chiếm đoạt tiền của chị Lan vào cuối năm 2003 khi chị Lan định sang nhượng lại toàn bộ Salon Tuấn - Lan cho người khác"

Tuy nhiên, tại phiên toà phúc thẩm, qua thẩm vấn đã có 3 khoản tiền tổng cộng là 310.000.000 đ (trong đó có 30 triệu Lan cho Tuấn mượn để Tuấn hùn mua bán xe cũ với Nguyễn Văn Mười; 100 triệu do chị Lan đưa cho Mười, Mười thừa nhận có nhận số tiền này, nhưng cho rằng là vay của chị Lan thời hạn 02 tháng với lãi suất 15% và đã trả xong; còn 180 triệu chị Lan khai trực tiếp nhận tại ngân hàng Xuân Lộc sau đó đưa cho Mười, nhưng Mười không thừa nhận có nhận khoản tiền này, cấp sơ thẩm chưa điều tra làm rõ 03 khoản tiền trên, nhưng vẫn quy kết bị cáo Tuấn chiếm đoạt là chưa để căn cứ.

Ngoài ra, bị cáo Tuấn đã khai cùng Cao Thị Lan mua bán 07 bất động sản, nhưng cấp sơ thẩm không điều tra làm rõ để xem xét, lại tách ra thành vụ kiện khác khi bị cáo có yêu cầu. Như vậy bị cáo Tuấn có chiếm đoạt trong số tiền này hay Tuấn và Lan dùng vào việc mua bán bất động sản? Các chứng cứ do bị cáo Tuấn đưa ra không được xem xét đánh giá đầy đủ trong vụ án. Trong khi tại phiên tòa phúc thẩm chị Lan khai trong việc mua bán đất của bà Mộng Quỳnh như đã nói trên Tuấn đã được chia 100.000.000 đồng tiền lời.

Trong giai đoạn thực hành quyền công tố: Khi nghiên cứu chuẩn bị xét xử không phát hiện được các mâu thuẫn trong lời khai của người bị hại, bị cáo và những người liên quan đến việc giao nhận tiền của Cao Thị Lan cũng như mối quan hệ giữa Tuấn và Lan để yêu cầu điều tra, xác minh làm rõ. Nên tại phiên toà sơ thẩm đã không bảo vệ được quan điểm truy tố và gặp nhiều khó khăn trong vấn đề tranh luận.

Như vậy, do không điều tra làm rõ các mâu thuẫn trong lời khai giữa: Bị cáo bị hại, người liên quan, nhân chứng và chưa điều tra làm rõ hành vi nào bị cáo Tuấn dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tiền của bị hại, số tiền chiếm đoạt là những khoản tiền nào? để rồi truy tố bị cáo Tuấn phạm tội "Lừa đảo hiếm đoạt chiếm doạ tài sản”. Án sơ thẩm thì quy kết xét xử bị cáo Tuấn về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” đều chưa đủ cơ sở nó chắc.

Trên đây là một số vấn đề còn thiếu xót trong quá trình điều tra hu thập chứng cứ của Cơ quan điều tra mà cả giai đoạn KSĐT Truy tố KSXX đối với vụ đồng chí để cùng nhau rút thinh nghiệm chung, nhằm ngày càng nâng ao chất lượng công tác: Kiểm sát điều tra, truy tố, thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử án hình sự./.

Ghi chú: Một số địa danh nơi xảy ra và giải quyết vụ việc đã được Ban biên tập thay đổi.

-----------------------------------

14- Vụ án Phan Thị Thường phạm tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”

Nguồn: Thông báo số 611/2006/VPT3 ngày 26 tháng 7 năm 2006

Qua thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án Phan Thị Thường phạm tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản", Viện phúc thẩm 3 thấy cần trao đổi với các đơn vị để rút kinh nghiệm về KSĐT, truy tố và KSXX đối với vụ án này như sau:

I. Nội dung vụ án:

Theo cáo trạng và bản án hình sự sơ thẩm: Phan Thị Thường và Phan Thị Thanh Huyền là 2 chị em ruột. Bà Huyền sang Đài Loan theo chồng và nhờ Thường giữ 05 lượng vàng SJC (nữ trang) và nuôi một con với chồng trước (đã ly hôn).

Cuối năm 2001, bà Huyền về Việt Nam, qua môi giới của người bạn là Nguyễn Thị Huệ và Phan Thị Thường, bà Huyền đã ký hợp đồng chuyển nhượng một lô đất toạ lạc trên đường Lê Hồng Phong – Thành phố V với diện tích 15m x 30m của ông Nguyễn Thượng Uyển giá 194.000 USD quy đổi tương đương là 2.925.520.000 VNĐ. Vì phải về Đài Loan gấp bà Huyền nhờ Thường và bà Huệ giao dịch với ông Uyển. Từ Đài Loan bà Huyền gửi tiền đặt cọc chuyển nhượng cho bà Huệ 30.000USD để bà Huệ và Thường đặt cọc cho ông Uyển theo thoả thuận. Sau đó, bà Huyền về Việt Nam để thanh toán số tiền còn lại là 164.000USD. Ông Uyển hẹn trong thời gian một tuần thì hoàn thành mọi thủ tục chuyển nhượng đất, do phải về Đài Loan nên bà Huyền gởi số tiền 164.000USD cho Thường để giao cho ông Uyển khi mọi thủ tục chuyển nhượng đất hoàn thành. Bà Huyền giao tiền cho Thường như sau: Giao tại nhà Thường 64.000USD, và cùng Thường đến ngân hàng ngoại thương Việt Nam chi nhánh tại V (Vietcombak V) rút trong tài khoản tiền gởi của bà Huyền 100.000USD giao cho Thường, cùng ngày Thường cũng mở tài khoản gửi tiền tại Vietcombak Vũng Tàu.

Do việc làm thủ tục chuyển nhượng gặp trở ngại phải kéo dài thời gian nên ông Uyển báo lại phải chờ đợi lâu hơn thời gian thoả thuận, nếu bên mua không đồng ý thì ông sẽ trả lại tiền cọc. Thường đã tự quyết định không mua đất nữa mà không hỏi ý kiến của Huyền và yêu cầu ông Uyển trả lại tiền cọc. Ông Uyển đã trả lại tiền cọc 30.000USD cho bà Huệ, bà Huệ đã giao lại cho Thường ngay sau khi nhận tiền của ông Uyển (việc giao nhận này không có biên nhận). Như vậy, Thường đã quản lý tổng công 194.000USD và 5 lượng vàng SJC là tiền và tài sản của bà Huyền. Thường đã dùng nhiều thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tiền của bà Phan Thị Thanh Huyền như sau:

Không thừa nhận có quản lý 194.000USD của bà Huyền, phủ nhận toàn bộ việc tham gia chuyển nhượng đất của ông Uyển và cho rằng không biết chuyện này. Chỉ sau khi các cơ quan chức năng làm việc theo đơn tố cáo của bà Huyền cũng như xác minh tại ngân hàng, thì Thường thừa nhận lúc đầu có nhận 115.000USD, sau đó lại khai có nhận 130.000USD. Và Thường cho rằng: Số tiền này mỗi lần rút tiền ra và gửi tiền vào đều có bà Huyền cùng đến ngân hàng và đã giao toàn bộ số tiền cho bà Huyền. Qua xác minh hộ chiếu của bà Huyền thì trong thời gian Thường rút tiền ra khỏi ngân hàng bà Huyền đang ở Đài Loan. Số tiền này Thường đã dùng mua căn nhà 491 đường 30/4 thành phố V và mua một lô đất 438m2 của bà Phùng Thị Hương (việc mua nhà đất này có sự chứng kiến của ông Phan Xuân Dũng).

Sau khi biết tin việc mua đất của ông Uyển không thành, bà Huyền về Việt Nam hỏi Thường lý do tự ý hủy hợp đồng và yêu cầu Thường trả tiền 194.000USD. Thường tìm cách tránh né và làm như không hay biết mọi chuyện, chỉ khi bà Huyền kiên quyết đòi tiền thì Thường mới đưa sổ tiết kiệm đứng tên mình cho bà Huyền, nhưng tài khoản chỉ còn 35.000USD và Thường rút ra 35.000USD giao lại bà Huyền.

Sau đó Thường bắt ép bà Huyền lấy nhà và đất mà Thường đã mua (như đã nói trên) để gán trừ 38.000USD. Mặc dù, biết giá trị nhà và lô đất quá cao so với thời giá, nhưng Huyền phải chấp nhận vì sợ Thường không viết giấy nhận nợ. Sau khi cấn trừ (194.000 - (35.000 + 38.000))= 121.000USD) Thường còn nợ 121.000USD về lô đất, do chưa có chủ quyền nên ngày 08/04/2004 Thường và chồng (Trương Phi Lập) ký giấy tặng cho và ký giấy ủy quyền có nội dung cho tặng lô đất cho bà Huyền (2 giấy có xác nhận của chính quyền địa phương vào ngày 25/1 1/2004). Ngày 30/07/2004, Thường cùng chồng (Lập) viết giấy tay và ký tên cam kết giao lô đất cho Huyền (có sự chứng kiến của ông Dư Hoàng Dũng). Lô đất này Huyền làm thủ tục xin cấp chủ quyền; ngày 16/11/2004 UBND thành phố V cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Thường và chồng (Lập), sau đó làm thủ tục sang tên cho Huyền và đã được UBND thành phố V chứng thực ngày 10/12/2004. Thường đã dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt lô đất này bằng cách đến nhà Huyền (khi Huyền đi vắng) để lấy giấy tờ, nhưng nhờ gia đình Huyền cảnh giác nên Thường không lấy được Thường lại làm đơn trình báo bị đánh rơi giấy chủ quyền khi đi xin cấp phó bản nhưng bị cơ quan chức năng bác bỏ và không xác nhận, sau đó Thường làm đơn tố cáo Huyền trộm cắp giấy chủ quyền đất. Thường không thừa nhận có ký vào giấy tặng cho và giấy ủy quyền và cho rằng do con gái và chồng giả chữ ký của Thường (qua điều tra ông Lập và con gái Trương Thị Thùy Dương phủ nhận việc ký thay cho Thường và xác định 2 tờ giấy tặng cho và uỷ quyền là đúng sự thật).

Về số tiền 121.000USD, Thường ép Huyền phải trả chi phí nuôi con và những chi phí vô căn cứ khác là 61.000USD và chốt lại chỉ nợ Huyền 60.000USD, Huyền chấp nhận và yêu cầu Thường viết giấy nhận nợ. Khi viết giấy nhận nợ, Thường dùng thủ đoạn chia tổng số tiền ra các khoản và ghi vào cuốn lịch nhỏ của Huyền: 30.000USD, 20.000USD (tổng cộng 50.000USD) còn lại l0.000USD, Thường quy đổi thành 100.000.000 VNĐ, còn 50.000.000VND lại viết giấy ghi nhận nợ tiếp. Ban đầu mục đích Thường chia nhỏ số tiền để tính trả từng phần cho Huyền, nhưng sau này trở thành lý do để Thường cho rằng không nợ Huyền 50.000USD và 50.000.000VND...Cơ quan điều tra đã thu thập mẫu chữ của Thường và mẫu chữ ký trong sổ nợ của bà Huyền trưng cầu giám định, kết luận giám định là do cùng một người viết ra. Cáo trạng và án sơ thẩm đều quy kết bị cáo chiếm đoạt của bà Huyền: 50.000USD, 50.000.000VNĐ và 05 lượng vàng SJC. Tổng cộng quy đổi là 888.850.000VND. Cấp sơ thẩm đã kê biên tài sản của vợ chồng Thường để đảm bảo thi hành án.

Án sơ thẩm hình sự số 65/2006/HSST ngày 21/02/2006 của TAND tỉnh V đã áp dụng khoản 4 Điều 140 BLHS xử phạt bị cáo Phan Thị Thường 14 năm tù về tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản". Áp dụng Điều 42 BLHS buộc bị cáo Thường bồi thường cho Phan Thị Thanh Huyền 888.850.000VND. Sau khi xét xừ sơ thẩm, ngày 06/03/2006 bị cáo Thường kháng cáo kêu oan, xin xét xử lại.

Tại phiên toà phúc thẩm, VPT3 đề nghị: Huỷ án để điều tra xét xử lại.

Tại bản án phúc thẩm hình sự số 767/2006/HSPT ngày 19/06/2006 của Toà phúc thẩm - TANDTC tại thành phố Hồ Chí Minh căn cứ điểm c khoản 2 Điều 248, khoản 1 Điều 250 BLTTHS, quyết định: Huỷ án giao hồ sơ vụ án Phan Thị Thường để cấp sơ thẩm điều tra lại.

II. Những vấn đề cần rút kinh nghiệm

Điều tra chưa đầy đủ các chứng cứ xác định chính xác tài sản đã bị chiếm đoạt:

Về khoản tiền 50.000USD và 50.000.000VNĐ: Cấp sơ thẩm quy kết bị cáo chiếm đoạt số tài sản này là chưa đủ cơ sở vững chắc, bởi lẽ:

Giấy nhận nợ ngày 05/01/2003, theo bị hại Huyền khai giấy này là do chính bị cáo Thường và bị hại trực tiếp đối chiếu xác nhận tại Việt Nam. Trong khi giấy vợ chồng bị cáo Thường tặng lô đất cho bà Huyền để còn nợ thì lập ngày 08/04/2004. Vì sao việc cần trừ nợ lại phát sinh sau giấy nhận nợ? Mặc khác, theo tài liệu xác minh ngày 11/10/2005  Phòng quản lý xuất nhập cảnh (PAI8) - Công an tỉnh V thì ngày 05/01/2003 bà Huyền không có mặt ở Việt Nam. Như vậy, lời khai của bị hại Huyền và kết luận giám định là sự thật hay lời khai bị cáo Thường và biên bản xác minh của Phòng quản lý xuất nhập cảnh (PAI8) là sự thật? Nội dung này chưa được điều tra làm rõ. Về số tiền mà cấp sơ thẩm quy kết bị cáo chiếm đoạt 50.000USD, bị cáo chỉ thừa nhận nợ 30.000USD, còn số tiền 20.000USD thì theo đề nghị của bà Huyền, bị cáo đã đưa cho bà Phan Thị Bình mượn, cụ thể đã đưa 2 lần: Một lần Bình nhận tại khách sạn Rex, lần 2 chồng bà Bình (ông Khôi) nhận l0.000USD tại nhà Thường. Bị hại Huyền khai có cho bà Bình mượn 21.400USD chứ không phải 20.000USD, số tiền này được giao tại sân bay; còn lại 1.400USD là em trai của Huyền đưa cho Bình. Phan Thị Bình (người vay) khai nhận có mượn của bị hại Huyền 20.000USD nhưng lấy từ nhà của Thường, và chị Bình đề nghị làm rõ ai quản lý số tiền trước khi cho chị mượn để tránh oan sai. Vấn đề này cấp sơ thẩm cũng không điều tra làm rõ, chưa đưa Phan Thị Bình và chồng (ông Khôi) cùng em trai của Huyền vào tham gia tố tụng để điều tra toàn diện và đầy đủ để xác định sự thật khách quan.

Như vậy, khoản tiền 50.000USD mà bà Huyền tố cáo bị cáo Thường đã chiếm đoạt của bà vẫn chưa được điều tra làm rõ.

Điều đáng lưu ý về sợi dây chuyền 05 lượng vàng của bà Huyền gởi cho bị cáo Thường trước khi đi nước ngoài, bị cáo Thường lúc nào cũng thừa nhận có nhận giử hộ cho bà Huyền sợi dây chuyền 05 lượng vàng SJC, nhưng cơ quan điều tra cũng chưa điều tra làm rõ sợi dây chuyền có còn không? Hay bị cáo Thường đã bán và lấy tiền sử dụng vào việc gì? Nhưng vẫn quy kết bị cáo đã lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt sợi dây chuyền 5 lượng vàng SJC là chưa có cơ sở vững chắc.

Tất cả những thiếu sót trên cả gia đoạn kiểm sát điều tra, truy tố, kiểm sát xét xử đề không phát hiện được. Chúng tôi xin thông báo đến các đồng chí để cùng nhau rút kinh nghiệm chung.

Ghi chú: Một số địa danh nơi xảy ra và giải quyết vụ việc đã được Ban biên tập thay đổi

------------------------------------

15- Vụ án Nguyễn Thị Xuân Uyển "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”

Nguồn: Thông báo số 40/TB-VPT2 ngày 17 tháng 12 năm 2004

I. Nội dung

Nguyễn Thị Xuân Uyển cùng chồng Lê Phi Phụng trú quán tại số 09 Nguyễn Công Trứ, Thành phố Q, tỉnh B, hành nghề kinh doanh mua bán quần áo nên quen biết nhiều người.

Năm 1999 vợ chồng Uyển vay mượn của nhiều người, đến hạn nhưng không thanh toán, Uyển cùng chồng là Lê Phi Phụng dùng giấy tờ ngôi nhà số 09 Nguyễn Công Trứ, thành phố Q thế chấp cho nhiều người để vay mượn tiền kinh doanh nhưng thực chất Uyển, Phụng sử dụng trả nợ, trả lãi vay trước đó và chi tiêu trong gia đình. Với thủ đoạn nêu trên từ năm 2000 đến 2003 Uyển, Phụng đã chiếm đoạt của 5 người bị hại với tổng số tiền 829.850.000đ.

Án sơ thẩm đã áp dụng điểm a khoản 4 Điều 139 BLHS xử phạt bị cáo Nguyễn Thị Xuân Uyển 11 năm tù và áp dụng điểm a khoản 3 Điều 139 BLHS xử phạt bị cáo Lê Phi Phụng 3 năm tù đều về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và buộc các bị cáo bồi thường cho các bị hại số tiền đã chiếm đoạt.

Trong hạn luật định, bị cáo Phụng kháng cáo xin giảm hình phạt. Các bị hại Lê Thị Trước, Nguyễn Thị Giao, Đinh Thị Lợi, Trương Thị Thu Hiền, Nguyễn Thế Thu Thuỷ kháng cáo yêu cầu tăng hình phạt đối với bị cáo Uyển và kê biên ngôi nhà số 09 Nguyễn Công Trứ để đảm bảo thi hành án.

Ngày 17- 11 -2004 Toà phúc thẩm tại Đà Nẵng đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm theo kháng cáo nêu trên, đã quyết định: Bác kháng cáo xin giảm hình phạt của bị cáo Phụng, chấp nhận kháng cáo của các bị hại, xử phạt Nguyễn Thị Xuân Uyển 13 năm tù tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo điểm a khoản 4 Điều 139 BLHS (tăng 2 năm tù). Huỷ hợp đồng mua bán nhà và đất số 09 đường Nguyễn Công Trứ, thành phố Q, tỉnh B, giữa vợ chồng Uyển, Phụng (bên bán) với bà Phạm Thị Thời (bên mua) được phòng công chứng số 1 tỉnh B chứng nhận ngày 21-4-2003. Kê biên tài sản nhà và đất số 09 Nguyễn Công Trứ, thành phố Q của vợ chồng Nguyễn Thị Xuân Uyển và Lê Phi Phụng để đảm bảo thi hành án.

II. Một số vấn đề cần rút kinh nghiêm qua giải quyết vụ án nêu trên

Tại phiên toà sơ thẩm, Kiểm sát viên thực hành quyền công tố đề nghị áp dụng điểm a khoản 4 Điều 139 , điểm b khoản 1 Điều 46 BLHS xử phạt bị cáo Uyển 12- 13 năm tù và áp dụng điểm a khoản 3 Điều 139, điểm b, p khoản l Điều 46, Điều 47 BLHS xử phạt bị cáo Phụng 4-5 năm tù. Việc đề nghị của Viện kiểm sát như vậy là phù hợp, tương xứng với tính chất, múc độ và hành vi phạm tội của từng bị cáo. Nhưng Toà sơ thẩm quá nhấn mạnh đến các tình tiết giảm nhẹ để xử phạt bị cáo Uyển 11 năm tù, bị cáo Phụng 3 năm tù là nhẹ. Do đó kháng cáo của các bị hại yêu cầu tăng hình phạt đối với bị cáo Uyển là có cơ sở nên Toà phúc thẩm chấp nhận. Tuy nhiên, Viện kiểm sát không kháng nghị phúc thẩm trong trường hợp này là thiếu sót.

- Đối với nhà đất số 09 Nguyễn Công Trứ, thành phố Q là tài sản thuộc sở hữu của vợ chồng Uyển, Phụng. Năm 1993  UBND tỉnh B cấp sổ chứng nhận quyền sở hữu nhà số 5465 có cấu trúc nhà trệt, tường gạch, mái ngói với diện tích 38,82m2. Ngày 29-4-2002 vợ chồng Uyển, Phụng xin giấy phép sửa nhà được UBND Thành phố Q  đồng ý nên vợ chồng Uyển, Phụng làm lại nhà mới 3 tầng. Nguyễn Thị Uyển đem giấy tờ nhà này thế chấp vay tiền của nhiều người vào cuối năm 2002 và đâu năm 2003. Ngày 2- 4-2003 vợ chồng Uyển, Phụng tập Hợp đồng mua bán nhà số 09 nói trên cho bà Phạm Thị Thời. Ngày 8-4-2003 người nhận thế chấp tài sản bà Lê Thị Trước đã có đơn đến phòng công chủng số 1 tỉnh B, yêu cầu không công chứng Hợp đồng mua bán nhà số 09 Nguyễn Công Trú, thành phố Q nhưng ngày 9-4-2003 phòng công chúng số 1 tỉnh B có phiếu chuyển đơn và trả lời cho bà Trước là không thuộc thẩm quyền giải quyết. Đến ngày 21-4-2003 Hợp đồng mua bán nhà ở số 09 Nguyễn Công Trứ - Thành phố Q giữa vợ chồng Uyển, Phụng với bà Thời được phòng công chủng số 01 chứng nhận. Như vậy, nhà số 09 Nguyễn Công Trứ – Thành phố Q vợ chồng Uyển, Phụng thế chấp để vay tiền của 1 số người, đến hạn không thanh toán lại đem tài sản đó bán cho người khác là nhằm để tẩu tán tài sản, trốn tránh nghĩa vụ trả nợ. Mặt khác, Phòng công chứng số 01 tỉnh B khi nhận được đơn khiếu nại có sự tranh chấp nhà số 09 Nguyễn Công Trứ, thành phố Q nhưng không thận trọng xem xét mà vẫn chứng thực hợp đồng mua bán nhà 09 Nguyễn Công Trứ – Thành phố Q cho vợ chồng Uyển, Phụng và bà Thời là không đúng theo quy định tại điểm c, d khoản 5 Điều 38 Nghị định 75/2000/NĐ-CP ngày 8-12-2000 của Chính phủ về công chứng. Nhưng cấp sơ thẩm cho rằng Hợp đồng mua bán nhà 09 Nguyễn Công Trứ - Thành phố Q giữa các bị cáo với người mua là trên cơ sở tự nguyện đúng theo quy định của pháp luật và được phòng công chứng số 01 thành phố B chứng thực nên không tiến hành kê biên ngôi nhà nói trên để đảm bảo cho việc thi hành án là không đúng và không đảm bảo quyền lợi của các bị hại. Do đó, Toà phúc thẩm xử cải sửa án sơ thẩm như trên là có căn cứ.

  Vậy, Viện Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm tại Đà Nẵng thông báo đến các Viện kiểm sát tỉnh, thành phố trong khu vực rút kinh nghiệm chung.

Ghi chú: Một số địa danh nơi xảy ra và giải quyết vụ việc đã được Ban biên tập thay đổi.

-----------------------------------

16- Vụ án Vũ Minh Đạo cùng đồng bọn, phạm tội “Trộm cắp tài sản”

Nguồn: Trang tin điện tử Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk ra Thông báo số 57, ngày 24 tháng 01 năm 2011, về rút kinh nghiệm trong việc áp dụng Bộ luật hình sự về vụ án Vũ Minh Đạo cùng đồng bọn, phạm tội “Trộm cắp tài sản” xảy ra tại huyện Lắk, để Viện kiểm sát huyện, thị xã và thành phố trong tỉnh rút kinh nghiệm chung trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp.

I. Nội dung vụ án:

Chiều 02/6/2009, Dống Hối Nịp dùng xe mô tô chở Vũ Minh Đạo và Võ Ngọc Bảo đi tìm bò để bắt trộm. Cả bọn chở nhau đến xã Nam Ka, huyện Lắk thì phát hiện 02 con bò của chị Hoàng Thị Yên đang thả rông, Bảo liền gọi điện cho Phạm Thị Lai đến mua bò, Lai đồng ý rồi nói với Nguyễn Xuân Trường điều khiển xe ô tô của Lai chở Lai đến để mua bò. Đạo và Lai thỏa thuận giá 02 con bò là 3.500.000đ, Lai đưa trước cho Đạo 3.000.000đ, lúc này Trường vẫn ngồi trên xe ô tô nên không biết việc Đạo bán bò trộm cắp cho Lai. Sau khi lấy tiền xong, Đạo và Bảo dắt 02 con bò lên thùng xe ô tô cho Lai, rồi Trường điều khiển xe ô tô về tỉnh Đắk Nông để tiêu thụ, khi xe chạy đến thị trấn Liên sơn, huyện Lắk thì bị công an huyện Lắk phát hiện, bắt giữ cùng tang vật. Đạo, Bảo và Nịp lấy tiền chia nhau mỗi người 1.000.000đ rồi bỏ trốn vào Thành phố Hồ Chí Minh.

Hội đồng định giá xác định 02 con bò trên có giá trị là 10.350.000đ.

Sau thời gian bỏ trốn, Vũ Minh Đạo, Võ Ngọc Bảo và Nông Văn Lâm đến cơ quan công an huyện Lắk đầu thú; Dống Hối Nịp bị Cảnh sát điều tra Công an huyện Lắk tạm giữ.

Tại Cơ quan điều tra Đạo, Bảo, Lâm và Nịp còn khai nhận đã 09 lần trộm cắp bò trên địa bàn huyện Lắk (trong khoảng thời gian từ tháng 3 năm 2008 đến tháng 06 năm 2009), các lần trộm bò này đều bán cho Phạm Thị Lai và Lê Xuân Dũng; trước khi trộm bò Lai cùng Đạo và đồng bọn đều chủđộng bàn bạc sắp sếp thời gian và chuẩn bị phương tiện vận chuyển; khi phát hiện được bò, Đạo và đồng bọn dùng điện thoại báo cho Lai biết rồi hẹn thời gian, địa điểm để Lai cùng Dũng đem xe ô tô đến mua và chở bò đi bán.

Như vậy Vũ Minh Đạo và đồng bọn đã có hành vi trộm cắp tổng cộng là 10 vụ = 39 con bò (trị giá tổng số tiền là 245.250.000đ).

II. Quá trình giải quyết vụ án:

Bản án hình sự sơ thẩm số 17, ngày 19/8/2010 của Tòa án nhân dân huyện Lắk, tuyên các bị cáo: Vũ Minh Đạo, Võ Văn Bảo, Nông Văn Lâm, Dống Hối Nịp, Phạm Thị Lai và Lê Xuân Dũng phạm tội “Trộm cắp tài sản”. áp dụng Khoản 1, Điều 138, điểm p, Khoản 1, Điều 46; điểm g, Khoản 1, Điều 48 BLHS (áp dụng thêm Khoản 1, Điều 46 BLHS đối với bị cáo Lâm; không áp dụng Kiểm p, Khoản 1, Điều 46 BLHS đối với bị cáo Lai).

Xử phạt bị cáo Vũ Minh Đạo 02 năm 6 tháng tù.

Xử phạt bị cáo Võ Văn Bảo 02 năm 3 tháng tù

Xử phạt bị cáo Dống Hối Nịp 01 năm 3 tháng tù

Xử phạt bị cáo Nông Văn Lâm 01 năm tù.

Xử phạt bị cáo Phạm Thị Lai 02 năm 06 tháng tù.

Xử phạt bị cáo Lê Xuân Dũng 01 năm 6 tháng tù.

Ngoài ra, Bản án sơ thẩm còn giải quyết về phần trách nhiệm dân sự, về sử lý vật chứng, án phí và quyền kháng cáo.

Qua kiểm tra hồ sơ, ngày 30/11/2010 Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Đắc Lắk có Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 08 đối với Bản án HSST số 17 ngày 19/8/2010 của Tòa án nhân dân huyện Lắk, đề nghịủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk xử hủy phần hình phạt chính và điều khoản áp dụng của BLHS đối với các bị cáo đồng thời tăng hình phạt tù đối với các bị cáo.

Quyết định giám đốc thẩm số 02/2011/QĐ-GĐT, ngày 11/01/2011 của ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã chấp nhận kháng nghị: Hủy về phần hình phạt chính và điều khoản áp dụng của BLHS đối với các bị cáo Đạo, Bảo, Lâm, Nịp, Lai và Dũng và giao hồ sơ cho cấp sơ thẩm (VKSND huyện Lắc) để truy tố, xét xử lại đối với các bị cáo theo thủ tục chung.

III.  Những vấn đề cần rút kinh nghiệm:

Việc Viện kiểm sát huyện Lắc truy tố các bị cáo Vũ Minh Đạo, Võ Văn Bảo, Nông Văn Lâm, Dống Hối Nịp, Phạm Thị Lai và Lê Xuân Dũng về tội “Trộm cắp tài sản” theo Điều 138 BLHS là có căn cứ, đúng pháp luật. Tuy nhiên, Vũ Minh Đạo và đồng bọn có hành vi trộm cắp tổng cộng là 10 vụ = 39 con bò (với trị giá tổng số tiền là 245.250.000đ). Cụ thể: Vũ Minh Đạo, Võ Văn Bảo và Phạm Thị Lai cùng tham gia 10 vụ; Lê Xuân Dũng tham gia 9 vụ; Nông Văn Lâm và Dống Hối Nịp tham gia 03 vụ; trước khi thực hiện hành vi trộm cắp, các bị cáo đều có sự chuẩn bị, bàn bạc với nhau rất chặt chẽ. Vậy lẽ ra phải truy tố các bị cáo Nông Văn Lâm, Dống Hối Nịp với tình tiết định khung tăng nặng là “có tổ chức” và “Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng” quy định tại các Điểm a, e Khoản 2, Điều 138 BLHS và các bị cáo Vũ Minh Đạo, Võ Văn Bảo, Phạm Thị Lai và Lê Xuân Dũng với tình tiết định khung tăng nặng là “Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng” quy định tại Điểm a, Khoản 3 Điều 138 BLHS và áp dụng tình tiết tăng nặng “Có tổ chức” quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 48 BLHS.

Do không đánh giá đúng tính chất, mức độ hành vi phạm tội của từng bị cáo gây ra và không nghiên cứu, áp dụng thông tư liên tịch số 02 ngày 25/12/2001 của TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP, Hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIV “Các tội xâm phạm sở hữu” của BLHS, nên Viện kiểm sát huyện Lắk khi truy tố chỉ áp dụng Khoản 1, Điều 138 BLHS đối với các bị cáo Vũ Minh Đạo, Võ Văn Bảo, Nông Văn Lâm, Dống Hối Nịp, Phạm Thị Lai và Lê Xuân Dũng là không đúng pháp luật.

Từ vụ án trên, Phòng thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm tỉnh Đắk Lắk thông báo để Viện kiểm sát các huyện, thị xã và thành phố trong tỉnh, rút kinh nghiệm chung nhằm nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, bảo đảm cho việc điều tra, truy tố, xét xửđúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

--------------------------------------

17- Vụ án Trương Quang Tuấn, phạm tội: “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”

Nguồn: Trang tin điện tử Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Qua công tác kiểm sát xét xử theo thủ tục phúc thẩm đối với vụ án Trương Quang Tuấn, phạm tội: “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, ngày 17/01/2011 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đắc Lắc đã ban hành văn bản số 43, gửi Viện KSND huyện, thị xã và thành phố trong tỉnh để nghiên cứu rút kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Website Viện kiểm sát nhân dân tối cao trích đăng nội dung thông báo trên để bạn đọc tham khảo.

 I. Nội dung vụ án:

Do quen biết nhau từ trước, nên vào khoảng tháng 01/2008, Trương Quang Tuấn trú tại Thôn 14, xã EaLê, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk gọi điện báo cho ông Nguyễn Quý Hà trú tại huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương về việc Tuấn có 50 ha đất rừng tại địa bàn xã EaTMốt, huyện Ea Súp cần bán với giá là 12.000.000 đồng/01 ha, sau đó Tuấn đã dẫn ông Hà đi xem đất tại tiểu khu 202, thuộc địa bàn xã EaTMốt và dẫn ông Hà đến gặp Nguyễn Hữu Quảng, Chủ tịch UBND xã Ya TMốt và ông Nguyễn Văn Đoá, cán bộ địa chính xã Ya TMốt, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk nhằm làm cho ông Hà tin tưởng về tính xác thực diện tích 50ha đất của Tuấn, nên ông Hà đồng ý mua. Ngày 29/01/2008, ông Hà đã đặt cọc cho Tuấn 200.000.000 đồng (hai trăm triệu đồng), Tuấn viết giấy nhận tiền đặt cọc, bán cho ông Hà 50 ha đất, toạ lạc trên diện tích đất trồng rừng của Công ty TNHH Vinh Hoa, số tiền còn lại khi nào Tuấn làm xong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Hà thì ông Hà sẽ giao đủ. Sau khi giao tiền đặt cọc cho Tuấn một thời gian, ông Hà chờ mãi không thấy Tuấn làm thủ tục chuyển nhượng 50ha đất. Ông Hà tìm hiểu và phát hiện Tuấn không có đất nằm trong dự án trồng rừng của Công ty TNHH Vinh Hoa. Ông Hà đòi lại tiền đặt cọc nhưng Tuấn đã tiêu xài hết, ông Hà đã làm đơn tố cáo Tuấn.

Bản án HSST số 19, ngày 29/9/2010 của Toà án nhân dân huyện Ea Súp đã áp dụng Điểm e, Khoản 2, Điều 139; Điểm b, p Khoản 1, 2 Điều 46 BLHS, xử phạt bị cáo Trương Quang Tuấn 02 năm tù. Thời hạn phạt tù tính từ ngày bắt thi hành án.

Qua xem xét tài liệu điều tra đã được thu thập có trong hồ sơ vụ án và quá trình xét hỏi tại phiên toà phúc thẩm xét thấy: bị cáo Trương Quang Tuấn và bị hại Nguyễn Quý Hà đều khẳng định người bán đất cho ông Nguyễn Quý Hà là ông Nguyễn Hữu Quảng - Chủ tịch UBND xã Ya TMốt và ông Nguyễn Văn Đoá, cán bộ địa chính xã Ya TMốt, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk. Tuấn chỉ là người môi giới, viết giấy bán đất, nhận tiền đặt cọc và giao tiền lại cho ông Quảng, ông Đoá. Ông Quảng, ông Đoá hứa sẽ bàn giao đủ diện tích đất và làm giấy chứng nhận quyền sử dung đất cho ông Hà. Tuy nhiên, Cơ quan CSĐT không tiến hành lấy lời khai của ông Quảng và không tiến hành đối chất giữa ông Quảng, ông Đoá với ông Hà về việc ông Quảng, ông Đoá với ông Hà thoả thuận bán đất cho ông Hà.

Người làm chứng Vũ Văn Thu khẳng định: sáng ngày 22/10/200,9 ông đến nhà ông Hà ngồi chơi một lúc thì thấy ông Đoá và ông Tuấn đến nhà ông Hà thoả thuận với ông Hà về việc trả tiền mua đất cho ông Hà. Ông Đoá xin ông Hà giảm tiền phạt vi phạm hợp đồng, vì ông đang khó khăn về kinh tế, không đủ tiền để trả. Ông Hà đã đồng ý giảm tiền phạt vi phạm hợp đồng là 100.000.000đ. Ông Đoá còn hẹn ông Hà đến trụ sở UBND xã Ya TMốt vào sáng ngày 25/10/2009 để ông Đoá trả tiền lại. Sáng ngày 25/10/2009, ông Thu đã đi cùng ông Hà và bà Lan đến phòng làm việc của ông Đoá tại trụ sở UBND xã Ya TMốt, ông Đoá đã trả lại cho ông Hà 150.000.000đ, ông Đoá còn chỉ đạo ông Tuấn viết giấy trả lại tiền cho ông Hà. Ông Thu ký vào giấy trả lại tiền với tư cách là người làm chứng.

Bà Bùi Thị Tuyết Lan khẳng định lời khai của ông Thu, ông Hà và lời khai của ông Tuấn là đúng sự thật.

Tại cơ quan điều tra và tại phiên toà phúc thẩm Nguyễn Văn Đoá thừa nhận có việc cùng Tuấn đến nhà ông Hà, nhưng với mục đích là tác động Tuấn trả lại tiền cho ông Hà; tại biên bản ghi lời khai ngày 18/11/2009, ông Đoá thừa nhận: sáng ngày 25/10/2009, Đoá có điện thoại cho ông Hà đến phòng làm việc của Đoá tại trụ sở UBND xã Ya TMốt và Đoá đưa cho ông Hà 150.000.000đ, nhưng đây là tiền của Tuấn.

Bản án HSPT số 409, ngày 24/12/2010 của Toà án nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã nhận định: cấp sơ thẩm điều tra chưa đầy đủ, sự thật khách quan của vụ án chưa được làm sáng tỏ, Toà án cấp phúc thẩm không thể bổ sung được, bản án sơ thẩm tuyên xử Trương Quang Tuấn phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” là chưa có cơ sở pháp lý. Nên Tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên huỷ toàn bộ bản án HSST số 19, ngày 29/9/2010 của Toà án nhân dân huyện, để  điều tra lại theo thủ tục chung.

II. Những vấn đề cần rút kinh nghiệm:

Thông qua vụ án này cho thấy Kiểm sát viên được giao nhiệm vụ thực hành quyền công tố và KSĐT, KSXX vụ án đã không nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, vì vậy không yêu cầu Cơ quan điều tra đấu tranh làm rõ những mâu thuuẫn giữa lời khai của bị cáo, bị hại, nhân chứng với lời khai của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan và không đưa ông Nguyễn Hữu Quảng vào tham gia tố tụng là thiếu sót. Cụ thể: bị cáo Trương Quang Tuấn và bị hại Nguyễn Quý Hà đều khẳng định người bán đất cho ông Nguyễn Quý Hà là ông Nguyễn Hữu Quảng, Chủ tịch UBND xã Ya TMốt và ông Nguyễn Văn Đoá, cán bộ địa chính xã Ya TMốt, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk. Tuấn chỉ là người môi giới, viết giấy bán đất, nhận tiền đặt cọc và giao tiền lại cho ông Quảng, ông Đoá. Ông Quảng, ông Đoá hứa sẽ bàn giao đủ diện tích đất và làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Hà. Tuy nhiên, Cơ quan CSĐT không tiến hành lấy lời khai của ông Quảng và không tiến hành đối chất giữa ông Quảng, ông Đoá với ông Hà về việc ông Quảng, ông Đoá thoả thuận bán đất cho ông Hà; chưa tiến hành đối chất giữa ông Đoá với ông Hà, bà Lan và ông Thu để xác định có hay không việc ông Đoá cùng Tuấn thoả thuận với ông Hà về việc trả lại tiền cọc và giảm tiền phạt do vi phạm hợp đồng. Đồng thời, chưa tiến hành đối chất giữa những người này để làm rõ vì sao lại có việc ông Đoá cầm tiền trả lại cho ông Hà tại trụ sở UBND xã Ya TMốt nơi làm việc của ông Đoá. Cơ quan điều tra tiến hành điều tra chưa đầy đủ, sự thật khách quan của vụ án chưa được làm sáng tỏ, nhưng Kiểm sát viên vẫn tham mưu cho Lãnh đạo đơn vị truy tố bị cáo Trương Quang Tuấn ra trước toà.

Lãnh đạo đơn vị chưa sâu sát trong việc kiểm tra, chỉ đạo giải quyết vụ án nên không chỉ đạo Kiểm sát viên yêu cầu điều tra vụ án đầy đủ, toàn diện và triệt để, dẫn đến việc truy tố, xét xử thiếu căn cứ nên cấp phúc thẩm phải huỷ án để điều tra xét xử lại. Mặt khác, nếu như bị cáo Trương Quang Tuấn có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người bị hại là 200.000.000đ thì phải truy tố bị cáo theo Điểm a, Khoản 3, Điều 139 BLHS chứ không phải truy tố bị cáo theo Điểm e, Khoản 2, Điều 139 BLHS như Viện kiểm sát huyện đã truy tố.

 

18 - Vụ án Nguyễn Thị Thanh Phương phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

1- Nội dung vụ án và quá trình giải quyết

Do có quan hệ với nhau từ trước nên ngày 12/6/2001, Nguyễn Thị Thanh Phương đến nhà chị Đoàn Thị Hạnh ở thành phố H. vay số tiền 3000 USD để làm thủ tục Hải quan nhận phụ tùng xe máy. Phương thoả thuận sẽ để xe máy Spacy của Phương lại cho chị Hạnh để đảm bảo trả nợ và chị Hạnh đã cho Phương vay 2.800 USD. Ngay sau khi nhận được số tiền 2.800 USD Phương nói với chị Hạnh đi xe máy về nhà với lý do lấy giấy tờ xe đến giao cho chị Hạnh. Phương đã đi xe máy về nhà và không quay lại giao giấy tờ và xe máy cho chị Hạnh. Sau đó, Phương bán chiếc xe này cho người khác. Quá hạn Phương không trả được nợ cho chị Hạnh mà bỏ trốn đến ngày 29/1/2004 thì bị bắt theo lệnh truy nã.

Trong quá trình điều tra, Phương còn khai nhận: trong năm 2001 Phương nhiều lần vay tiền của chị Hạnh với tổng số tiền là 166.574.000 đồng và Phương viết giấy biên nhận hẹn đến ngày 8/12/2001 sẽ thanh toán hết nợ, nhưng đến khi bị bắt vẫn chưa thanh toán khoản nợ này cho chị Hạnh.

Quá trình điều tra Phương và gia đình đã nộp cho Cơ quan điều tra số tiền 38.000.000 đồng và 1.800 USD trả cho chị Hạnh.

Tại bản án hình sự sơ thẩm số 407/HSST ngày 14 và 18/10/2004 TAND quận áp dụng khoản 1 Điều 139; điểm d khoản 2 Điều 140; Điều 50; điểm b, khoản 1, khoản 2 Điều 46 BLHS xử phạt Phương 18 tháng tù về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và 60 tháng tù về tội "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản". Tổng hợp hình phạt buộc Phương phải chấp nhận hình phạt chung là 78 tháng tù, buộc bị cáo phải hoàn trả cho bị hại 143.547.000 đồng.

Trong thời hạn pháp luật quy định, Phương kháng cáo kêu oan; người bị hại kháng cáo đề nghị tăng hình phạt đối với Phương.

Trên cơ sở kháng nghị của VKSNDTC, tại quyết định giám đốc thẩm số 33/2006/HS-GĐT ngày 20/9/2006 Toà hình sự TANDTC đó huỷ bản án hình sự phúc thẩm số 134/HSPT ngày 23/3/2005 của TAND thành phố H. và bản án hình sự sơ thẩm số 407/HSST ngày 14, 18/10/2004 của TAND quận, phần tội danh và hình phạt đối với Phương về tội "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" để điều tra lại.

2- Những kinh nghiệm rút ra từ vụ án

Căn cứ để các cơ quan tiến hành tố tụng kết luận Phương bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tài sản của chị Hạnh và kết án Phương về tội "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" là tại Cơ quan điều tra Phương khai là sau khi vay tiền của chị Hạnh, Phương đã bỏ trốn để trốn tránh trách nhiệm trả nợ. Tại biên bản xác minh vào các ngày 21/12/2002, ngày 18/9/2002, ngày 21/10/2002 và ngày 12/11/2002, ngày 18/3/2003 Cảnh sát khu vực và Tổ trưởng dân phố đã lập các biên bản xác định Phương vắng nhà. Theo xác minh của Công an quận do Cảnh sát khu vực cung cấp thì sau khi giao ngôi nhà của mình cho người khác để gán nợ, Phương không về nhà mẹ đẻ mà đi thuê nơi ở khác nhưng không khai báo tạm vắng tại nơi đăng ký hộ khẩu theo quy định.

Tuy nhiên, theo các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án thì có nhiều tình tiết quan trọng nhằm kết luận Phương bỏ trốn còn mâu thuẫn nhưng chưa được điều tra làm rõ. Đó là, vào các ngày 5/9/2002; 9/9/2002; 21/12/2002 và 22/1/2003 theo yêu cầu của Cơ quan điều tra, Phương vẫn có mặt tại Cơ quan điêu tra để khai báo. Thế nhưng cũng vào các ngày 18/9/2002; 21/10/2002 và 8/3/2003 Cảnh sát khu vực và Tổ trưởng dân phố lại lập các biên bản xác định Phương vắng nhà. Như vậy, nếu theo biên bản lấy lời khai của Cơ quan điều tra thì trong khoảng thời gian Cảnh sát khu vực và Tổ trưởng dân phố xác định Phương vắng nhà thì Phương vẫn có mặt khai báo tại Cơ quan điêu tra chứ không bỏ trốn. Sự thật về vấn đề này chưa được làm rõ. Mặt khác, tại biên bản ghi lời khai của ngày 9/9/2002, Phương thông báo số điện thoại di động của Phương và số điện thoại cố định của mẹ Phương để Cơ quan điều tra liên hệ khi cần thiết. Nhưng việc xác định tính xác thực của các số điện thoại mà Phương thông báo, xác minh làm rõ việc Cơ quan điều tra có liên hệ triệu tập Phương theo các số điện thoại mà Phương đã thông báo hay không và kết quả của việc triệu tập, liên hệ này chưa được điều tra, làm rõ.

Trước khi xét xử phúc thẩm, Luật sư bào chữa cho Phương nộp một số tài liệu như: Phiếu khai báo tạm trú, xác nhận của Tổ trưởng dân phố nơi mẹ Phương cư trú về việc Phương có tạm trú và khai báo tạm trú tại địa phương này. Đây cũng là một trong những căn cứ để xác định Phương có bỏ trốn hay không bỏ trốn, nhưng chưa được điều tra, xem xét làm rõ.

Những tình tiết nêu trên là những căn cứ rất quan trọng vì đây là dấu hiệu để xác định Phương có bỏ trốn hay không, và đây cũng chính là dấu hiệu định tội đối với Phương về tội "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản". Do vậy, chưa đủ cơ sở vững chắc để kết luận Phương phạm tội "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".

Nguồn: Sổ tay Kiểm sát viên hình sự tập 2

 

19 - Đinh Văn Tâm và đồng bọn phạm tội cưỡng đoạt tài sản

1- Nội dung vụ án và quá trình giải quyết

Vào hồi 20h30 ngày 21/9/2004, sau khi uống rượu tại nhà bà Nẫm ở thành phố P., tỉnh G., Nguyễn Văn Tuấn, Trần Đình Hải, Nguyễn Xuân Quang, Đinh Văn Tâm và Nguyễn Tấn Quang cùng tên Hiệp (không rõ địa chỉ) rủ nhau đến ngồi chơi ở ven đường quốc lộ 14, gần quán nhà bà Thu. Lúc này, có anh Tạ Văn Triển đi xe máy theo hướng từ thành phố P. về, khi đến đoạn đường trên, anh Triển dừng xe để đi vệ sinh. Thấy vậy, Tâm nói với cả bọn "nó kia, ra vay, xin tiền tụi bay”. Cả bọn nhất trí và ra bao vay xung quanh anh Triển, Tâm nói "ai cho tiểu ở đây, mất vệ sinh, phạt 50.000 đ". Thấy đồng bọn của Tâm đông, đường vắng người qua lại nên anh Triển sợ đã lấy ví ra để lấy tiền đưa cho lâm 50.000 đ. Thấy vậy, Tấn Quang nói "không phạt nữa, lấy hết luôn" và giật chiếc ví trên tay anh Triển. Anh Triển xin lại giấy tờ, Quang lục ví lấy hết tiền rồi trả lại ví cho anh Triển. Trong lúc Quang lấy tiền thì Tuấn lột lấy chiếc đồng hồ ở tay trái anh Triển.

Sáng hôm sau, khi Tâm rủ Sang đi thăm bạn đang điều trị ở bệnh viện thì Sang nói "không có tiền". Nghe vậy, Lâm nói "có tiền hôm qua mới trấn được". Tâm rủ Sang đến nhà Tuấn thì gặp Tấn Quang, Xuân Quang, Hải, Hiệp. Cả bọn đón xe taxi đi vào trung tâm thành phố P. ăn sáng, uống cà phê, hát Karaoke và uống rượu bằng số tiền cướp được của anh Triển. Trên đường đi chơi, Sang đã được Tâm và đồng bọn kể lại toàn bộ việc chiếm đoạt tiền và đồng hồ của anh Triển. Tối ngày 22/9/2004, Cơ quan điều tra tiến hành lấy lời khai của Sang nhưng Sang không khai báo về hành vi phạm tội của bọn Tâm.

Anh Triển bị chiếm đoạt 2.550.000 đ và 1 chiếc đồng hồ đeo tay.

Cáo trạng số 48 ngày 07/6/2005 của VKSND thành phố P. truy tố: Tuấn, Hải, Xuân Quang, Tâm và Tấn Quang về tội cướp tài sản theo khoản 1 Điều 133 BLHS và truy tố Sang về tội không tố giác tội phạm theo khoản 1 Điều 314 BLHS.

Tại bản án hình sự sơ thẩm số 73/2005/HSST ngày 30/8/2005 TAND thành phố P. đã áp dụng khoản 1 Điều 133; điểm p khoản 1 Điều 46 BLHS (riêng đối với Tâm Xuân Quang áp dụng thêm các Điều 69, 74 BLHS) xử phạt Tâm, Tấn Quang, Tuấn mỗi bị cáo 42 tháng tù, Hải 36 tháng tù, Xuân Quang 30 tháng tù đều về tội "cướp tài sản"; áp dụng khoản 1 Điều 314; các điểm h, p khoản 1 Điều 46; Điều 69; Điều 74 BLHS xử phạt Sang 06 tháng tù về tội không tố giác tội phạm.

Tại bản án hình sự phúc thẩm số 02/2006/HSPT ngày 10/1/2006 TAND tỉnh G. áp dụng khoản 1 Điều 135; điểm p khoản 1 Điều 46 BLHS (riêng TâmXuân Quang áp dụng thêm các Điều 69 và Điều 74 BLHS; Tấn Quang áp dụng thêm điểm b khoản 1 Điều 46 BLHS) xử phạt Tâm 30 tháng tù, Tấn Quang 18 tháng tù và Xuân Quang 12 tháng tù đều về tội cưỡng đoạt tài sản; áp dụng điểm 2 Điều 107; điểm d khoản 2 Điều 248; Điều 251 BLHS tuyên Sang không phạm tội không tố giác tội phạm.

Tại Quyết định giám đốc thẩm số 15/2006/HS-GĐT ngày 20/6/2006 Toà Hình sự đã chấp nhận kháng nghị tuyên hủy bản án hình sự phúc thẩm số 02/2006/HSPT ngày 10/1/2006 của TAND tỉnh G. đối với Nguyễn Văn Tuấn, Trần Đình Hải, Nguyễn Xuân Quang để xét xử phúc thẩm lại, kết án các bị cáo về tội cướp tài sản và tội không tố giác tội phạm.

2- Những kinh nghiệm rút ra từ vụ án

Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án thấy Đinh Văn Tâm, Nguyễn Tấn Quang, Nguyễn Văn Tuấn, Trần Đình Haải và Nguyễn Xuân Quang đã dùng số đông áp đảo, với thái độ hung hãn, uy hiếp, đe doạ anh Tạ Văn Triển vào lúc đêm tối, tại vùng dân cư thưa thớt, ít người qua lại. Các bị cáo có hành vi: doạ nạt, giật ví, cầm tay bị hại tháo đồng hồ. Các cơ quan tiến hành tố tụng cấp sơ thẩm truy tố, xét xử các bị cáo Đinh Văn Tâm, Nguyễn Văn Tuấn, Trần Đình Hải, Nguyễn Xuân Quang, Nguyễn Tấn Quang về tội cướp tài sản là có căn cứ, đúng pháp luật. TA cấp phúc thẩm đánh giá không đúng tính chất của vụ án đó sửa án sơ thẩm về tội danh đối với các bị cáo Đinh Văn Tâm, Nguyễn Văn Tuấn, Trần Đình Hải, Nguyễn Xuân Quang, Nguyễn Tấn Quang từ tội cướp tài sản sang tội cưỡng đoạt tài sản là sai lầm nghiêm trọng. Chính từ sai lầm này dẫn đến việc TA cấp phúc thẩm tuyên bị cáo Nguyễn Ngọc Sang không phạm tội không tố giác tội phạm là không đúng pháp luật, bỏ lọt tội phạm.

Nguồn: Sổ tay Kiểm sát viên hình sự tập 2

 

20 - Vụ án Huỳnh Văn Đông phạm tội trộm cắp tài sản

1- Nội dung vụ án và quá trình giải quyết

Đầu tháng 11/2004, do không có tiền tiêu xài nên Huỳnh Văn Đông đã cầm cố chiếc xe máy để lấy tiền tiêu. Đến thời hạn chuộc xe nhưng không có tiền, nên chiều ngày 05/11/2004 khi chơi bóng chuyền với anh Bùi Văn Lâm là người cùng ấp, thấy anh Lâm có đeo sợi dây chuyền, Đông đã nảy sinh ý định chiếm đoạt để bán lấy tiền chuộc xe. Đông lấy túi hót ít cát rồi đem về nhà đồng thời theo dõi và biết anh Lâm ngủ chỉ có một mình. Khoảng 2h ngày 06/11/2004, Đông cầm túi cát đi đến chỗ anh Lâm đang ngủ. Đông mở cửa phòng (cửa không khóa) đến giường anh Lâm, tay trái cầm túi cát, tay phải Đông giật sợi dây chuyền 3 chỉ bảy phân 06 ly vàng 18K của anh Lâm đang đeo ở cổ đồng thời ném luôn túi cát vào mặt anh Lâm và bỏ chạy. Anh Lâm đuổi theo và nhận ra Đông, gọi Đông trả dây chuyền nhưng Đông không trả và bỏ trốn. Đến 17h05 cùng ngày thì Đông bị bắt, sợi dây chuyền đã được thu hồi trả lại cho anh Lâm nhưng thiếu 3 phân vàng 18K do bị đứt mất, anh Lâm yêu cầu Đông phải bồi thường.

Tại bản án hình sự sơ thẩm số 12/HSST ngày 11/3/2005 TAND huyện T., tỉnh C. áp dụng khoản 1 Điều 136; Điều 9; Điều 33 Điều 42; Điều 42; Điều 48; Điều 75 BLHS, xử phạt Đông 4 năm tù về tội "cướp giật tài sản"; đồng thời buộc bị cáo Đông phải chấp hành hình phạt 24 tháng tù về tội "trộm cắp tài sản" tại bản án hình sự sơ thẩm số 02/HSST ngày 29/12/2003 của TAND huyện T. tỉnh C. Tổng hợp hình phạt buộc Đông phải chấp hành hình phạt chung là 6 năm tù. Thời hạn tù tính từ ngày 06/11/2005, buộc bị cáo Đông phải bồi thường tiếp cho anh Lâm số vàng còn thiếu.

Tại bản án hình sự phúc thẩm số 104/2005/HSPT ngày 14/6/2005, TAND tỉnh C. quyết định huỷ bản án hình sự sơ thẩm nêu trên để truy tố lại với lý do hành vi của Đông chỉ cấu thành tội trộm cắp tài sản.

Tại bản án sơ thẩm số 25/HSST ngày 18/8/2005 TAND huyện T. tỉnh C. áp dụng khoản 1 Điều 138; điểm g, e khoản 1 Điều 48; điểm p, g khoản 1 Điều 46; khoản 1 Điều 49; khoản 2 Điều 51; điểm a khoản 1 Điều 50; khoản 5 Điều 60; Điều 33; khoản 2 Điều 42 BLHS xử phạt Đông 36 tháng tù về tội trộm cắp tài sản; đồng thời buộc bị cáo Đông phải chấp hành hình phạt 24 tháng tù về tội trộm cắp tài sản tại bản án hình sự sơ thẩm số 02/HSST ngày 29/12/2003 của TAND huyện T. tỉnh C., tổng hợp hình phạt buộc bị cáo Đông phải chấp hành hình phạt chung là 60 thúng tù; buộc bị cáo Đông phải bồi thường tiếp cho anh Lâm 3 phân vàng 18K.

Tại bản án hình sự phúc thẩm số 60/2006/HSPT ngày 27/3/2006 TAND tỉnh C. giữ nguyên quyết định của bản án hình sự sơ thẩm nêu trên.

Trên cơ sở kháng nghị của VKSNDTC, ngày 02/11/2005 Toà hình sự TANDTC đã xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm hủy bản án hình sự phúc thẩm số 60/2006/HSPT ngày 27/3/2006 của TAND tỉnh C. và bản án hình sự sơ thẩm số 25/HSST ngày 18/8/2005 của TAND huyện T. để giải quyết lại vụ án theo đúng quy định của pháp luật.

2- Những kinh nghiệm rút ra từ vụ án

Trước khi thực hiện hành vi phạm tội, Đông đã chuẩn bị công cụ phạm tội. Lợi dụng đêm khuya, lúc anh Lâm đang ngủ, Đông đã tiếp cận và dùng tay giật sợi dây chuyền ở cổ anh Lâm rồi nhanh chóng tẩu thoát. Đông giật tài sản làm anh Lâm tỉnh dậy là phù hợp với phán đoán, tính toán từ trước của Đông nên trước khi phạm tội bị cáo đã chuẩn bị và mang theo túi cát để ném vào mặt anh Lâm nhằm tránh việc nạn nhân nhận diện bị cáo. Hành vi phạm tội của Đông đã có sự chuẩn bị Công cụ để phạm tội, hành hung để tẩu thoát. Như vậy, hành vi của bị cáo đã cấu thành tội "cướp giật tài sản" được quy định tại điểm đ, khoản 2 Điều 136 BLHS. TA cấp phúc thẩm kết án Đông về tội "trộm cắp tài sản" theo khoản 1 Điều 139 BLHS là không đúng pháp luật. Do việc xác định tội danh của TA cấp phúc thẩm không đúng, dẫn đến việc áp dụng hình phạt đối với bị cáo là nhẹ, không đủ tác dụng giáo dục và phòng ngừa chung. 

Nguồn: Sổ tay Kiểm sát viên hình sự tập 2

 

21 - Vụ án Nguyễn Thị Thuý Sân phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

1- Nội dung vụ án và quá trình giải quyết

Nguyễn Thị Thuý Sân có hợp đồng vay tài sản với Nguyễn Thị Kim Huyền nhiều lần. Huyền tố cáo Sân vay tổng cộng 54 triệu đồng, Huyền đã đòi nhiều lần nhưng Sân không trả. Sân chỉ thừa nhận vay của Huyền số tiền 44 triệu đồng với lý do lần vay ngày 30/6/2001 Sân chỉ vay của Huyền 6 triệu đồng nhưng ai đó đã viết thêm số 1 nên mới thành 16.000.000 đ. Bởi vậy, Sân cho rằng mình không có nghĩa vụ thanh toán số tiền này.

Ngoài ra, Sân còn vay tài sản của những người khác nhưng các cơ quan tiến hành tố tụng đã tách ra cùng với số tiền 44 triệu đồng Sân thừa nhận vay của Huyền để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.

Tại bản kết luận giám định số 675/2002-KL/PC21 ngày 13/9/2002, Tổ chức Giám định kỹ thuật hình sự kết luận: Toàn bộ chữ viết trong sổ nợ của Huyền thể hiện việc Sân nợ Huyền 54.000.000 đ là do Sân viết ra.

Tại bản án hình sự sơ thẩm số 15/HSST ngày 04/5/2004 TA áp dụng điểm a, khoản 1 Điều 140; điểm h khoản 2 Điều 46; Điều 42 BLHS xử phạt Sân 12 tháng tù về tội "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản", buộc Sân bồi thường cho Huyền 10.000.000 đ.

Ngày 06/5/2004 Sân kháng cáo kêu oan và đề nghị giám định lại số “1”. Sân hứa nộp 10.000.000 đ để thi hành án nhưng nếu sau khi giám định lại không phải chữ số 1 do Sân viết thì TA phải giải quyết lại cho Sân số tiền này.

Ngày 13/7/2004 Sân nộp thi hành án 10.000.000 đ.

Tại bản án hình sự phúc thẩm số 127/HSPT ngày 24/9/2004, TAND tỉnh đã huỷ toàn bộ án sơ thẩm, tuyên bố Sân không phạm tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" và tuyên trả lại Sân 10.000.000 đ.

Tại phiên toà giám đốc thẩm ngày  27/9/2005, Toà hình sự TANDTC đã quyết định: Huỷ bản án phúc thẩm số 127/HSPT ngày 24/9/2004 của TAND tỉnh để xét xử lại.

2- Những kinh nghiệm rút ra từ vụ án

Trong các khoản vay của Huyền, Sân chỉ thừa nhận vay 44.000.000 đ trên tổng số 54.000.000 đ mà Sân đã viết nhận nợ trong sổ của Huyền và cho rằng Huyền đã viết thêm số 1 vào trước số 6 triệu đồng.

KSV tham gia phiên toà phúc thẩm và Hội đồng xét xử phúc thẩm cho rằng Sân không có hành vi gian dối, sửa chữa, tẩy xóa... không có dấu hiệu bỏ trốn nên Sân không phạm tội "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".

Quá trình điều tra và tại phiên toà sơ thẩm, phiên toà phúc thẩm, Sân vẫn khẳng định số 1 trong lần vay 16 triệu không phải do Sân viết. Nhưng thực tế lần giám định thứ hai theo đề nghị của Sân, Viện khoa học kỹ thuật hình sự Bộ Công an kết luận: chữ số "1" trong biên nhận nợ là do Sân viết ra.

Như vậy, rõ ràng Sân có hành vi gian dối nhằm chiếm đoạt số tiền 10.000.000đ của Huyền. Hành vi của Sân đã cấu thành tội "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản". TA cấp phúc thẩm tuyên bố Sân không phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là không có căn cứ, không phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án.

Nguồn: Sổ tay Kiểm sát viên hình sự tập 2


22 - Vụ án Phan Ngọc Khánh phạm tội lừa đào chiếm đoạt tài sản

1- Nội dung vụ án và quá trình giải quyết

Ngày 24/5/1994 Uỷ ban nhân dân tỉnh Đ. cấp giấy phép thành lập Công ty TNHH do Phan Ngọc Khánh làm Giám đốc, Ngô Văn Căn làm Phó Giám đốc, với ngành nghề kinh doanh nước khoáng đóng chai, gia công sản xuất đá xây dựng và kinh doanh thương mại. Trong quá trình kinh doanh, Khánh, Căn đã dùng thủ đoạn gian dối như ký kết hợp đồng kinh tế mua bán hàng hoá, mua bán quyền sử dụng đất và nhà ở của cá nhân nhưng chỉ đặt cọc một số tiền để làm tin rồi dùng các giấy tờ sở hữu nhà đất của chủ sở hữu đem thế chấp tại Ngân hàng và các đơn vị kinh tế để được bảo lãnh mua hàng trả chậm hoặc để được ứng tiền. Từ đó, Khánh, Căn chiếm đoạt tiền và tài sản của 8 đơn vị kinh tế và cá nhân với tổng số tiền là 20.441.725.496 đ và 300 lượng vàng, cụ thể như sau:

1. Công ty chế biến kinh doanh nông thổ sản Bộ Thương mại (gọi tắt là Công ty AGRIMEX) số tiền là 606.845.500 đ;

2. Công ty TNHH Thương mại Nam Khang số tiền là 3.629.222.000 đ;

3. Công ty TNHH Diên Hồng số tiền là 267.000.000 đ;

4. Chi nhánh Công ty xuất nhập khẩu N. số tiền là 500.000.000 đ;

5. Công ty Vật tư Tổng hợp T. số tiền là 131.825.118 đ;

6. Công ty Dịch vụ sản xuất Hồ Tây số tiền là 12.907.214.476 đ;

7. Bà Bùi Thị Hồng số tiền là 2.450.000.000 đ;

8. Ông Đỗ Hồng Chinh là 300 lượng vàng.

Ngày 12/4/1995 Khánh bị bắt về các hành vi phạm tội này. Ngày 02/6/1998 do bị bệnh, Khánh được đưa vào điều trị tại Bệnh viện Trưng Vương, đến ngày 06/6/1998 lợi dụng sơ hở của Cảnh sát bảo vệ Khánh đã bỏ trốn, đến ngày 16/10/2000 bị bắt theo lệnh truy nã.

Tại bản án hình sự sơ thẩm số 1470/HSST ngày 19/8/2003, TAND thành phố H. áp dụng điểm a khoản 4 Điều 139; khoản 1 Điều 311; điểm d khoản 1 Điều 50 BLHS xử phạt Khánh tử hình về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Ngày 21/8/2003 Khánh kháng cáo xin giảm hình phạt với lý do: bị cáo không chiếm đoạt, số tiền nợ là do làm ăn thua lỗ, một số khoản nợ chỉ là quan hệ dân sự.

Tại bản án hình sự phúc thẩm số 412/HSPT ngày 09/3/2004 Toà phúc thẩm TANDTC đã giữ nguyên các quyết định về tội danh và hình phạt của bản án hình sự sơ thẩm đối với Khánh.

Tại quyết định số 03/HĐTP-HS ngày 26/1/2005, Hội đồng thẩm phán TANDTC đã huỷ bản án hình sự phúc thẩm nêu trên để xét xử phúc thẩm lại cho đúng quy định của pháp luật.

2- Những kinh nghiệm rút ra từ vụ án

Đối với hành vi chiếm đoạt 606.845.500 đ của Công ty AGRIMEX: Từ ngày 14/3/1994 đến 15/8/1994 Khánh ký 5 hợp đồng kinh tế bán cho Công ty TNHH Đ. UPA tìm nguồn hàng, ứng trước tiền của Công ty AGRIMEX (phải chịu lãi suất 3,5% tháng) để thanh toán cho các đơn vị có hàng, sau đó bán lại cho Công ty AGRIMEX để trừ vào số tiền đã ứng. Từ ngày 29/3/1994 đến ngày 18/4/1995 Khánh đã giao cho Công ty AGRIMEX được 5.601,28 tấn sắt; 860,572 tấn thộp và 3.425,375 tấn nhựa đường với tổng giá trị là 27.028.349.800 đ và trả được 6.943.800.000 đ.

Như vậy, tổng số tiền Khánh đã trả được cho Công ty AGRIMEX là 33.972.149.800 đ (27.028.349.800 đ + 6.943.800.000 đ) so với số tiền Khánh phải thanh toán cho Công ty AGRIMEX là 34.678.995.300 đ thì Khánh còn thiếu là 706.845.500 đ. Trong quá trình điều tra, Cơ quan điều tra đã thu hồi thêm được 100.000.000 đ trả cho Công ty AGRIMEX. Như vậy số tiền Khánh còn nợ Công ty AGRIMEX là 606.845.500 đ.

Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án thì tổng số tiền Khánh phải thanh toán cho Công ty AGRIMEX là 34.678.995.300 đ, nhưng trong đó có cả nợ cũ là 4.011.691.700 đ, chuyển nợ từ Trung tâm Sitimex do Khánh trước đây là Giám đốc là 4.000.000 đ do Khánh vay của Công ty AGRIMEX là 1.371.205.400 đ. Như vậy, số tiền Khánh thực nhận để thực hiện các hợp đồng kinh tế chỉ có 28.896.098.200 đ, trong khi đó  Khánh đã thanh toán bằng hàng và tiền cho Công ty AGRIMEX tổng cộng là 33.972.149.800 đ. Bởi vậy nếu so với số tiền Khánh thực nhận thì Khánh đã thanh toán nhiều hơn số tiền đó nhận là 5.076.051.600 đ. Nếu tính cả số tiền nợ cũ, tiền vay và tiền lãi phải trả nêu trên thì Khánh còn phải thanh toán cho Công ty AGRIMEX là 706.845.500 d (chưa trừ 100.000.000 đ đó thu hồi). Mặc dù hiện nay Khánh còn nợ Công ty AGRIMEX số tiền 606.845.500 đ, nhưng đây là nghĩa vụ phải thanh toán nợ trong quan hệ kinh tế. Bởi vậy, việc truy tố xét xử Khánh về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đối với khoản nợ 606.845.500 đ là không đúng.

Đối với hành vi chiếm đoạt 2.450.000.000 đ của bà Bùi Thị Thu Hồng từ tháng 7/1994 đến tháng 8/1994 Khánh nhiều lần vay của bà Hồng với tổng số tiền là 2.450.000.000 đ với lãi suất từ 5% đến 7%/tháng, thời hạn thanh toán từ một đến hai tháng. Theo lời khai của bà Hồng thì khi Khánh không có tiền trả, Khánh đã đưa một số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà cho bà giữ để làm tin. Vì vậy, truy tố và kết tội Khánh lừa đảo chiếm đoạt tài sản của bà Hồng là không phù hợp với quy định của pháp luật. Việc Khánh vay tiền của bà Hồng diễn ra trong một thời gian dài, được thực hiện nhiều lần và thể hiện sự tự nguyện, thoả thuận của cả hai bên. Khánh không dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của bà Hồng. Do đó, kết luận Khánh phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đối với khoản tiền này là không có căn cứ.

Đối với hành vi chiếm đoạt 300 lượng vàng của ông Đỗ Hồng Chinh: Ngày 16/3/1995 Khánh ký hợp đồng mua căn nhà số 65 Huỳnh Đình Hai thuộc thành phố H. của vợ chồng ông Chinh và bà Hán Thị Tựu với giá 350 lượng vàng và 100 triệu đồng. Vợ chồng ông Chinh sẽ làm giấy uỷ quyền và giao toàn bộ giấy tờ căn nhà có chứng nhận của Phòng Công chứng thành phố để Khánh thế chấp thực hiện dịch vụ mua bán hàng trả chậm. Trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày Phòng Công chứng chứng nhận Khánh trả nốt cho ông Chinh số tiền hai bên sẽ làm thủ tục giao nhận nhà. Trong 2 ngày 16/3 và 17/3/1995 Khánh giao cho vợ chồng ông Chinh 250 triệu đồng (tương đương 50 lượng vàng). Ngày 17/3/1995 tại Phòng Công chứng, vợ chồng ông Chinh đó làm giấy thế chấp căn nhà số 65 Huỳnh Đình Hai cho Ngân hàng Công thương thành phố H. để bảo lãnh cho Khánh vay 4 tỷ đồng. Do Khánh không trả đủ tiền mùa nhà theo đúng hợp đồng nên ngày 24/3/1995 việc cam kết nêu trên đó bị Phòng Công chứng hủy bỏ theo đề nghị của vợ chồng ông Chinh. Tuy nhiên ngày 27/3/1995 Khánh vẫn sử dụng hồ sơ căn nhà này để bảo lãnh cho các đối tác kinh doanh khác, đây là hành vi bất hợp pháp lại không bị điều tra xử lý.

Mặc dù hợp đồng mua bán nhà giữa Khánh và vợ chồng ông Chinh đã được ký kết, Khánh đã nộp tiền đặt cọc, nhưng Khánh chưa trả hết số tiền mua nhà và việc sang tên trước bạ ngôi nhà chưa được tiến hành, nên căn nhà này vẫn thuộc sở hữu của vợ chồng ông Chinh. Hiện nay, ông Chinh vẫn đang ở tại căn nhà này và ông Chinh yêu cầu xử lý việc đặt cọc mua bán nhà theo thủ tục tố tụng dân sự. Vì vậy, truy tố kết tội Khánh chiếm đoạt 300 lượng vàng (phần tiền mua nhà chưa trả) của vợ chồng ông Chinh là không có căn cứ.

Ngoài ra, TA buộc Khánh phải chịu trách nhiệm hình sự đối với khoản tiền 998.654.476 đ là tiền lãi phát sinh trong quá trình Khánh thực hiện các hợp đồng kinh tế với Công ty Tây Hồ; 44.921.598 đ là tiền lãi phát sinh và 5.480.000 đ bồi thường tiền thuê xe trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế với Công ty vật tư T. là không đúng với quy định của pháp luật.

Qúa trình điều tra, truy tố, xét xử các cơ quan tiến hành tố tụng đã có sai lầm nghiêm trọng là truy tố, kết tội Khánh khi Khánh chỉ có hành vi vi phạm các hợp đồng kinh tế, dân sự. Vì vậy quyết định giám đốc thẩm đã huỷ bản án phúc thẩm để xét xử lại.

Nguồn: Sổ tay Kiểm sát viên hình sự tập 2

 

23 - Vụ án Nguyễn Văn Tân phạm tội cưỡng đoạt tài sản

1- Nội dung vụ án và quá trình giải quyết

Nguyễn Văn Tân điều khiển xe ô tô chở khách đi từ Hà Tĩnh vào thành phố Hồ Chí Minh. Khoảng 5h30’ ngày 21/6/2003 xe của Tân chạy đến cầu Già huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh thì gặp Phạm Văn Hùng điều khiển xe chở khách  đi thành phố Hồ Chí Minh. Anh Hùng thoả thuận với Tân chuyển toàn bộ 19 hành khách trên xe của anh Hùng sang xe của Tân, giá vé mỗi hành khách là 40.000 đ, Tân có trách nhiệm trả khách đúng lộ trình và không thu thêm tiền của khách, Tân đồng ý và đó nhận đủ số tiền mà anh Hùng giao.

Khi Tân điều khiển xe ô tô chạy tới tỉnh Q., Tân bảo Nguyễn Xuân Tám và Nguyễn Văn Linh (đều là phụ xe) thu thêm 50.000 đ một hành khách đối với 19 người mới chuyển sang xe Tân. Tám và Linh đe doạ nếu không nộp sẽ đuổi xuống xe nên mọi người miễn cưỡng phải nộp tiền cho bọn chúng. Tổng số tiền thu được là 620.000 đ Linh và Tám giao lại cho Tân. Đến 4h30’ ngày 22/6/2003, Tân điều khiển xe chạy đến huyện V. tỉnh K. thì dừng lại để giải quyết việc mất cắp trên xe. Một số hành khách đó đến Công an huyện V. tố cáo hành vi cưỡng đoạt tài sản của Tân và đồng bọn.

Tại bản án hình sự sơ thẩm số 07/HSST ngày 24/2/2004 TAND huyện V. áp dụng khoản 1 Điều 135; các điểm b, g và h khoản 1 và khoản 2 Điều 46; điểm h khoản 1 Điều 48 BLHS xử phạt Nguyễn Văn Tân 18 tháng tù, Nguyễn Xuân Tám 15 tháng tù, Nguyễn Văn Linh 12 tháng tù đều về tội “cưỡng đoạt tài sản”.

Tại bản án hình sự phúc thẩm số 88/HSPT ngày 12/5/2004 TAND tỉnh K. áp dụng khoản 1 Điều 135; các điểm b, g, p khoản 1 và 2 Điều 46; điểm h khoản 1 Điều 48 BLHS xử phạt Nguyễn Văn Tân 15 tháng tù, Nguyễn Xuân Tám 15 tháng tù và Nguyễn Văn Linh 12 tháng tù đều về tôi “cưỡng đoạt tài sản”.

Tại quyết định số 12/HS-GĐT ngày 07/6/2005 Toà Hình sự TANDTC đó quyết định: Huỷ các quyết định đối với Nguyễn Văn Tân tại bản án hình sự phúc thẩm số 88/HSPT ngày 12/5/2004 của TAND tỉnh K. và bản án hình sự sơ thẩm số 07/HSST ngày 24/2/2004 của TAND huyện V. để điều tra lại theo đúng quy định của pháp luật.

2- Những kinh nghiệm rút ra từ vụ án

Các chứng cứ, tài liệu trong hồ sơ vụ án thể hiện Nguyễn Văn Tân, Nguyễn Xuân Tám, Nguyễn Văn Linh thực hiện hành vi cưỡng đoạt tài sản của hành khách đi xe trên địa phận tỉnh Q. Cơ quan có thẩm quyền điều tra vụ án hình sự này là cơ quan điều tra cấp huyện của Công an tỉnh Q., nơi xảy ra tội phạm. Việc cơ quan Công an huyện V. (nơi phát hiện ra tội phạm) tiến hành điều tra vụ án và TAND huyện V. xét xử vụ án là không đúng quy định tại khoản 4  Điều 110 và khoản 1 Điều 171 BLTTHS.

Trong vụ án này Tân giữ vai trò chính là người chủ mưu, chỉ huy Tám, Linh thực hiện hành vi cưỡng đoạt tài sản. Do đó, Tân phải bị xử phạt nghiêm khắc hơn các bị cáo khác trong cùng vụ án. Tuy nhiên, TA cấp phúc thẩm chỉ phạt Tân bằng mức hình phạt của Tám (15 tháng tù) là đánh giá không đúng vai trò, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội của Hân, không đảm bảo tính công bằng và nghiêm minh của pháp luật.

Tân phạm tội khi đang chấp hành hình phạt 3 năm tù về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách 4 năm tại bản án số 32/HSST ngày 24/7/2001 của TAND tỉnh Q. Do thiếu sót trong quá trình điều tra vụ án, nên khi xét xử Tân về tội cưỡng đoạt tài sản, TA cấp sơ thẩm và phúc thẩm không biết Tân phạm tội mới trong thời gian thử thách nên không buộc Tân phải chấp hành hình phạt 3 năm tù của bản án sơ thẩm hình sự số 32/HSST ngày 24/7/2001 của TAND tỉnh Q. và không tổng hợp hình phạt 15 tháng tù về tội cưỡng đoạt tài sản đối với Tân là trái với quy định tại khoản 5 điều 60 và khoản 2 điều 51 BLHS. Đồng thời không đánh giá đúng nhân thân của bị cáo khi xét xử, không áp dụng điểm g khoản 1 Điều 48 BLHS (tái phạm).

Nguồn: Sổ tay Kiểm sát viên hình sự tập 2

 

24 - Vụ án Nguyễn Gia Chĩa bị xét xử về tội cướp tài sản

1- Nội dung vụ án và quá trình giải quyết

Khoảng 14h ngày 29/5/2003. Nguyễn Gia Chĩa, Nguyễn Gia Tình (là hai anh em ruột) cùng các anh Nguyễn Ngọc Tùng, Nguyễn Văn Tuyền và Nguyễn Văn Đông đi đến huyện V. để mua gỗ mít. Tại đây Chĩa Tình gặp anh Nguyễn Văn Tài cũng là người đang đi thu mua gỗ mít. Do có mâu thuẫn với nhau từ trước trong việc thu mua gỗ, nên Chĩa đã chặn xe của anh Tài và bắt anh i phải nộp phạt cho Nghĩa 200.000 đồng với lý do mấy hôm trước anh Tài đã mua tranh gỗ mít của Chĩa. Anh Tài không chấp nhận thì bị Chĩa đẩy ngã xuống rãnh nước ven đường. Tình lấy một xà beng mang theo từ trước (dài 1,5cm x phi 2,5cm)  lao đến đánh anh Tài nhưng mọi người xung quanh đã giằng được xà beng của Tình. Tình tiếp tục chạy đến đống củi ven đường nhặt một cây gỗ dài khoảng 1,5m rồi vụt một phát vào ngang thắt lưng anh Tài làm gậy bị gẫy đôi. Được mọi người can, ChĩaTình không đánh anh Tài nữa nhưng vẫn bắt anh Tài phải nộp 200.000 đồng. Anh Tài đã hỏi mượn tiền của anh Đông để đưa cho Chĩa nhưng anh Đông nói không cho vay nên anh Tài đó tháo chiếc đồng hồ loại RADO trị giá 800.000 đồng đưa cho Tình và nói tối đem tiền đến chuộc lại đồng hồ.

Tại bản giám định pháp y số 160/GĐPY ngày 25/6/2003, tổ chức giám định pháp y tỉnh T. kết luận: Anh Nguyễn Văn Tài bị thương tích với tỷ lệ 2% (vĩnh viễn).

Tại bản án hình sự sơ thẩm số 339/HSST ngày 26/12/2003 TAND tỉnh T. đó áp dụng điểm d khoản 2 Điều 133; các điểm p, g khoản 1 Điều 46 BLHS (áp dụng thêm Điều 47 đối với Chĩa) xử phạt Chĩa 6 năm tù, Tình 7 năm tù, đều về tội “cướp tài sản”.

Sau khi xét xử sơ thẩm, TìnhChĩa kháng cáo kêu oan. Mặc dù đơn kháng cáo của các bị cáo không đề ngày, nhưng có xác nhận của UBND xã đề ngày 5/1/2004. TA tỉnh T. nhận đơn ngày 6/1/2004.

Tại bản án hình sự phúc thẩm số 530/PTHS ngày 21/4/2004, Toà phúc thẩm TANDTC quyết định giữ nguyên bản án sơ thẩm.

Tại quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 20/QĐ-VKSTC-V3 ngày 31/8/2006, Viện trưởng VKSNDTC đã kháng nghị bản án  hình sự phúc thẩm nêu trên. Kháng nghị này đã được Hội đồng thẩm phán TANDTC xét xử giám đốc thẩm chấp nhận, hủy bản án hình sự phúc thẩm nêu trên, để xét xử phúc thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

2- Những kinh nghiệm rút ra từ vụ án

Ngày 21/4/2004 Toà phúc thẩm TANDTC mở phiên toà phúc thẩm xét xử vắng mặt Tình, Chĩa với lý do: bị cáo vắng mặt không có lý do. Theo bản án phúc thẩm, đơn kháng cáo được xem xét tại phiên toà phúc thẩm là đơn đề ngày 02/10/2003 của bị cáo Chĩa Tình có nội dung xin giảm hình phạt tù. Tuy nhiên, trong hồ sơ vụ án không có các đơn này và nếu có thì cũng không phải là đơn kháng cáo của các bị cáo vì tại thời điểm này (ngày 02/10/2003) vụ án chưa được xét xử sơ thẩm.

Quá trình nghiên cứu hồ sơ, các thành viên Hội đồng xét xử phúc thẩm cũng như KSV đã không nghiên cứu đầy đủ các tài liệu trong hồ sơ vụ án và đơn kháng cáo của bị cáo, không xem xét nội dung kháng cáo và những đề nghị của bị cáo nêu trong đơn, vì thực tế sau khi xét xử sơ thẩm bị cáo TìnhChĩa có đơn kháng cáo kêu oan, có xác nhận của UBND xã ngày 05/01/2004 đã được TAND tỉnh nhận và đưa vào hồ sơ vụ án. Ngày 14/4/2004 hai bị cáo còn có đơn đề nghị hoãn phiên toà để mời luật sư bào chữa bảo vệ quyền lợi cho mình. Như vậy, TA cấp phúc thẩm đã xem xét và quyết định đối với các đơn kháng cáo không có thực mà chưa xem xét đơn kháng cáo hợp pháp đúng thủ tục, đúng thời hạn kháng cáo có nội dung kêu oan của các bị cáo là vi phạm nghiêm trọng Điều 241 BLTTHS về phạm vi xét xử phúc thẩm.

 Nguồn: Sổ tay Kiểm sát viên hình sự tập 2

 

25 - Vụ án Đặng Văn Thường bị xét xử về tội trộm cắp tài sản

1- Nội dung vụ án và quá trình giải quyết

Khoảng 9h ngày 20/10/2006, tại khu vực nhà trọ sinh viên của gia đình ông Nguyễn Văn Xuân ở thành phố T., Đặng Văn Thường đã lấy trộm 1 chiếc điện thoại SAMSUNG X640 trị giá 1.000.000đ của chị Ma Thị sinh viên Trường đại học sư phạm thành phố T. Ngay sau khi Thường thực hiện tội phạm thì bị phát hiện và bắt giữ quả tang, thu hồi tài sản hoàn trả cho người bị hại.

Tại bản án hình sự sơ thẩm số 250/2005/HSST ngày 14/12/2006 của TAND thành phố T. áp dụng khoản Điều 138; điểm g, p khoản 1 Điều 46; điểm g khoản 1 điều 48 BLHS xử phạt Thường 15 tháng tù về tội “trộm cắp tài sản”.

Ngày 27/12/2006, bị cáo Thường kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Tại phiên toà phúc thẩm hình sự ngày 07/2/2007 Thường rút toàn bộ kháng cáo. Hội đồng xét xử đã quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm số 082007/HSPT ngày 07/2/2007 đối với Đặng Văn Thường. Bản án sơ thẩm hình sự số 250/2006/HSST ngày 14/12/2006 của TAND tỉnh T. có hiệu lực pháp luật.

Trên cơ sở kháng nghị của VKSNDTC, Toà Hình sự TANDTC đó quyết định hủy bản án sơ thẩm và bản án phúc thẩm để xét xử phúc thẩm lại.

2- Những kinh nghiệm rút ra từ vụ án

Ngày 24/1/2007 TAND tỉnh T. ra lệnh trích xuất Đặng Văn Thường sinh ngày 25/7/1987, trú tại xã H., huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây phạm tội trộm cắp tài sản để xét xử phúc thẩm vào ngày 07/2/2007. Do Trại giam tỉnh T. không kiểm tra kỹ nên đã trích xuất Thường, sinh ngày 08/11/1987, trú tại Phường T., thành phố Thái Nguyên phạm tội “phá huỷ công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia” và dẫn giải đến TAND tỉnh T. để xét xử phúc thẩm. Tại phiên toà, Hội đồng xét xử đã không kiểm tra kỹ lý lịch tư pháp của bị cáo, KSV tham gia phiên toà cũng không phát hiện được sự nhầm lẫn này.

Bản án phúc thẩm đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hình sự, vì quyền kháng cáo được quy định tại điều 231 BLHS của Thường, trú tại xã H., huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây đã bị vi phạm và bị cáo phải được xét xử phúc thẩm theo quy định tại Điều 241 BLHS. Chính vì vậy, Hội đồng xét xử giám đốc thẩm đã huỷ bản án phúc thẩm để xét xử phúc thẩm lại.

Nguồn: Sổ tay Kiểm sát viên hình sự tập 2

------------------------------------

26- Vụ án Phan Trọng Nam phạm tội “ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Nguồn: Thông báo số 252/TB-VKSTC-V3 ngày 22/11/2011

Ngày 18-7-2011, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm vụ án Phan Trọng Nam phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự (Vụ 3) xin thông báo để Viện kiểm sát địa phương nghiên cứu khi vận dụng pháp luật.

Nội dung vụ án:

Phan Trọng Nam (tức Phan Nam) là Tổng giám đốc Công ty cổ phần Địa ốc Lâm sản mỹ nghệ Việt Nam. Trong thời gian từ tháng 4 năm 2003 đến tháng 3 năm 2004, Phan Trọng Nam đã thực hiện hai hành vi phạm tội như sau:

Vụ thứ nhất:

Năm 1975, bà Phạm Thị Lợi được thừa kế 24.000 m2 đất nông nghiệp tại xã Vĩnh Lộc, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1978 bà Lợi tự nguyện đưa toàn bộ số đất được thừa kế trên vào Tập đoàn 31 để sản xuất. Năm 1980, Tập đoàn 31 giải thể, Uỷ ban nhân dân xã Vĩnh Lộc giao lại 17.200m2 cho bà Lợi, còn 6.800 m2 Uỷ ban nhân dân xã giao cho 3 hộ gia đình khác. Đến ngày 24-01-1996, Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định số 246/QĐ-UB giao 6.800m2 đất cho 3 hộ dân. Do không nhất trí với quyết định của Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, bà Lợi làm đơn khiếu nại gửi các cơ quan có thẩm quyền, nhưng chưa được giải quyết. Cuối tháng 4 năm 2003, chị Dương Thị Ngọc Em (là người quen của bà Lợi) dẫn bà Lợi và anh Nguyễn Văn Hoàng (là con của bà Lợi) ra Hà Nội để gặp Nam. Sau khi xem xét hồ sơ khiếu nại đòi đất của bà Lợi, Nam nói có thể đòi được đất và yêu cầu bà Lợi phải đưa trước 100 triệu đồng để chi phí.

Ngày 30-4-2003, hai con trai của bà Lợi là anh Nguyễn Văn Hoàng và anh Nguyễn Văn Tùng đến thành phố B gặp Nam tại nhà riêng, trực tiếp đưa cho Nam 100 triệu đồng, nhưng Nam yêu cầu đưa thêm 50 triệu đồng nữa, nên ngày 01-5-2003 anh Nguyễn Văn Tâm (con trai bà Lợi) đã gửi qua bưu điện 50 triệu đồng cho Nam theo địa chỉ Văn phòng Công ty của Phan Trọng Nam.

 Sau khi nhận tiền, Phan Trọng Nam điện thoại bảo bà Lợi gửi cho Nam giấy tờ liên quan đến hồ sơ khiếu kiện. Ngày 21-5-2003, Nam nhận được các giấy tờ do bà Lợi gửi ra, trong đó có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên Phạm Thị Lợi. Phan Trọng Nam liền mang giấy chứng nhận này thế chấp cho chị Nguyễn Thị Hương ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An vì Nam còn đang nợ chị Hương 1.400.000.000 đồng. Nam cũng gửi hồ sơ khiếu kiện của bà Lợi cho một người có tên là Long (không rõ địa chỉ) đến Văn phòng Chính Phủ, Thanh tra Nhà nước và nhận được công văn số 649/TTNN ngày 11-6-2003 của Thanh tra Nhà nước về việc đề nghị Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xem xét lại trường hợp của bà Lợi. Cuối tháng 11-2003, Nam điện thoại cho bà Lợi báo việc khiếu kiện đã có kết quả và yêu cầu bà Lợi gửi tiếp 300.000.000 đồng để lo các thủ tục. Ngày 20-11-2003, anh Hoàng ra Hà Nội giao cho Nam 300.000.000 đồng, Nam viết giấy nhận tiền rồi đưa cho anh Hoàng công văn số 5812/VPCP-VII ngày 21-11-2003 của Văn phòng Chính phủ về việc đề nghị Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh kiểm tra việc giải quyết đơn khiếu nại của bà Lợi.

Sau khi đưa cho Phan Trọng Nam tổng số là 450.000.000 đồng cùng một số giấy tờ liên quan đến việc khiếu kiện, bà Lợi nhiều lần điện thoại hỏi Nam về kết quả công việc, nhưng Nam đều hứa hẹn là đang giải quyết. Chờ lâu không thấy có kết quả, bà Lợi yêu cầu Phan Trọng Nam trả lại tiền và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà nhưng Nam không trả. Khi biết việc Nam dùng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thế chấp việc vay nợ với chị Nguyễn Thị Hương ở thành phố Vinh, bà Lợi đã làm đơn tố cáo Phan Trọng Nam gửi Công an tỉnh B.

 Vụ thứ hai:

Năm 1971, ông Võ Chánh Chung mua căn nhà số 46 đường Lê Văn Lễ, phường Tân Định, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh của bố mẹ vợ. Năm 1976, vợ ông Chung mắc bệnh tâm thần bỏ nhà đi nên ông Chung giao lại nhà cho bố mẹ vợ quản lý để đi tìm vợ. Năm 1978, Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành quyết định thu hồi 9 căn nhà của bố mẹ vợ ông Chung (trong đó có căn nhà số 46 đường Lê Văn Lễ nêu trên), nên ông Chung có gửi đơn đến các cơ quan có thẩm quyền để xin lại nhưng chưa được giải quyết. Biết bà Phạm Thị Lợi đang nhờ Phan Trọng Nam xin lại đất bị thu hồi, nên ông Chung cũng nhờ anh Nguyễn Văn Hoàng giúp đỡ.

Ngày 21-12-2003, ông Chung và anh Hoàng gặp Phan Trọng Nam tại quán càphê số 18 phố Ngô Quyền, thành phố Hà Nội. Nam hứa là sẽ giúp đỡ ông Chung lấy lại căn nhà bị thu hồi và yêu cầu ông Chung đưa trước 100 triệu đồng để chi phí. Thông qua anh Hoàng, ông Chung đã giao cho Nam 100 triệu đồng, Nam viết giấy biên nhận và hứa đến 30-12-2003 sẽ giải quyết xong.

Ngày 29-12-2003, anh Hoàng ra Hà Nội thì được Nam đưa cho công văn số 6437/VPCP-VII ngày 30-12-2003 của Văn phòng Chính phủ về việc đề nghị Bộ Xây dựng xem xét đơn của ông Chung. Nam lại yêu cầu ông Chung phải đưa tiếp 200 triệu đồng để tiếp tục giải quyết công việc. Cùng ngày, ông Chung đã gửi cho anh Hoàng 210 triệu đồng để đưa cho Nam 200 triệu. Tháng 3 năm 2004, theo yêu cầu của Nam, ông Chung lại nhờ anh Hoàng ra Hà Nội đưa cho Nam 30 triệu đồng. Do thấy không có kết quả nên đến tháng 6 năm 2004, ông Chung và anh Hoàng ra Hà Nội để đòi tiền Nam nhưng không được, và ngày 14-12-2004, ông Chung làm đơn tố cáo Phan Trọng Nam.

Quá trình điều tra, lúc đầu Phan Trọng Nam không thừa nhận đã nhận tiền của bà Phạm Thị Lợi và của ông Võ Chánh Chung để giải quyết việc khiếu kiện. Nhưng sau khi cơ quan điều tra thu thập các tài liệu, chứng cứ và các giấy biên nhận tiền thì Nam mới khai đã nhận của bà Lợi 450 triệu đồng và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhận của ông Chung 330 triệu đồng.

Từ ngày 07-02-2005 đến ngày 21-02-2005, Phan Trọng Nam trả lại cho bà Lợi, ông Chung số tiền 600 triệu đồng. Sau khi khởi tố, bắt tạm giam đối với Phan Trọng Nam thì chị Đỗ Thị Hà (vợ của Nam) nộp tiếp 180 triệu đồng để cơ quan điều tra trả lại ông Chung và bà Lợi. Ngày 02-7-2005, Nam nộp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bà Lợi cho cơ quan điều tra để trả cho bà Lợi.

Quá trình tố tụng:

Tại bản án hình sự sơ thẩm số 57/2007/HSST ngày 30-8-2007 Tòa án nhân dân tỉnh B đã áp dụng khoản 2 Điều 107 Bộ luật tố tụng hình sự, tuyên bố Phan Trọng Nam không phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Ngày 11-9-2007, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh B ban hành Quyết định số 1026/KN-PT kháng nghị bản án sơ thẩm nêu trên đề nghị Tòa phúc thẩm-Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội xét xử phúc thẩm theo hướng tuyên bố Phan Trọng Nam phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Tại bản án hình sự sơ thẩm số 08/2009/HSST ngày 23-02-2009 Tòa án nhân dân tỉnh B đã áp dụng điểm a khoản 4 Điều 139; các điểm b,p,s khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 47; Điều 33 Bộ luật hình sự, xử phạt Phan Trọng Nam 7 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Ngày 27-02-2009, Phan Trọng Nam kháng cáo kêu oan.

Bản án hình sự phúc thẩm số 331/2009/HSPT ngày 24-6-2009 của Tòa phúc thẩm-Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội áp dụng điểm b khoản 2 Điều 248; điểm c khoản 1 Điều 249 Bộ luật tố tụng hình sự; áp dụng điểm a khoản 3 Điều 139; các điểm b,p,s khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 47; Điều 60 Bộ luật hình sự, xử phạt Phan Trọng Nam 3 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 5 năm kể từ ngày tuyên án phúc thẩm.

Ngày 14-5-2010, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Quyết định số 14/QĐ/VKSTC-V3 kháng nghị giám đốc thẩm đối với bản án hình sự phúc thẩm số 331/2009/HSPT ngày 24-6-2009 của Tòa phúc thẩm-Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội, đề nghị Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, hủy bản án phúc thẩm nêu trên đề nghị Tòa phúc thẩm-Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội xét xử phúc thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

Tại Quyết định giám đốc thẩm số 09/2011/HS-GĐT ngày 18-7-2011, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã chấp nhận kháng nghị tuyên huỷ bản án hình sự phúc thẩm số 331/2009/HSPT ngày 24-6-2009 của Tòa phúc thẩm-Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội; giao hồ sơ vụ án cho Tòa phúc thẩm-Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội để xét xử phúc thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

Những vấn đề cần rút kinh nghiệm:

Với hành vi phạm tội của bị cáo, Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm kết án Phan Trọng Nam về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” là có căn cứ.

Hành vi phạm tội của Phan Trọng Nam là đặc biệt nghiêm trọng thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 139 Bộ luật hình sự với khung hình phạt từ 12 năm đến 20 năm tù hoặc tù chung thân. Theo hướng dẫn tại điểm a tiểu mục 2.2 mục 2 Nghị quyết số 01/2001/NQ-HĐTP ngày 15-3-2001 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 139 Bộ luật hình sự thấy rằng trong vụ án này, tuy bị cáo Nam có ba tình tiết giảm nhẹ quy định tại các điểm b,p,s khoản 1 và một số tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 2 của Điều 46 Bộ luật hình sự thì mức án thấp nhất đối với bị cáo Nam phải là 7 năm tù. Việc Tòa án cấp phúc thẩm áp dụng khoản 3 Điều 139 và các tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự để xử phạt bị cáo Phan Trọng Nam 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo là không đúng quy định tại Điều 139, Điều 47 Bộ luật hình sự và Nghị quyết số 01/2001/NQ-HĐTP ngày 15-3-2001 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Thông qua việc giải quyết vụ án này, Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự xin thông báo để Viện kiểm sát địa phương nghiên cứu trong quá trình giải quyết vụ án, khi áp dụng pháp luật cho phù hợp với hành vi phạm tội của bị cáo.

27- Vụ án Trần Thanh Tuấn phạm tội “ Huỷ hoại tài sản”

Thông báo số 260/TB-VKSTC-V3ngày 28/11/2011

Ngày 26/9/2011 Tòa Hình sự Tòa án nhân dân tối cao đã xét xử vụ án Trần Thanh Tuấn bị kết án vê tội “hủy hoại tài sản”. Vụ Thực hành quyên công tô và kiểm sát xét xử hình sự - Viện kiếm sát nhân dân tối cao xét thấy cần thông báo vê việc áp dụng pháp luật của Tòa án cấp phúc thẩm không đúng quy định pháp luật.

I. Nội dung vụ án và quá trình tố tụng:

Trần Thanh Tuấn (tức Tuấn Bé) sinh năm 1974 ở thành phố M, tỉnh T đã có 2 tiền án về tội chống người thi hành công vụ và băt giữ người trái phép.

Ngày 30/3/2010 Trần Thanh Tuấn đi uống rượu về nhà cãi nhau với vợ về việc trong thời gian Tuấn đi thi hành án thi Lê Văn Sang thường rủ vợ Tuấn đi chơi và sử dụng thuốc lắc. Ngoài ra, Tuấn nghĩ việc Tuấn đi tù là do anh Võ Minh Phụng đã tố cáo Tuấn cho vay nặng lãi và đâm thuê chém mướn nên Tuấn tức giận. Tuấn gọi điện cho anh Nguỵễn Văn Sang (tức Sang Heo) đến đưa đi nhậu. Khi đên quán nhậu, Tuấn lấy 2 vỏ chai bia Heineken bỏ vào túi quần rồi nói Sang Heo chở đi tìm đánh anh Sang Ba Sâm và anh Phụng.

Sang Heo chở Tuấn đến quán Mai Vàng tìm anh Sang Ba Sâm nhưng không gặp nên cả hai đến nhà anh Phụng. Tuấn đứng ở bên ngoài gọi anh Phụng ra đế đánh nhau nhưng anh Phụng không mở cửa mà tắt đèn rồi chạy ra phía sau nhà. Chị Phan Hồng Nương (vợ anh Phụng) nói có gì sáng hôm sau giải quyết. Tuấn và Sang Heo không nghe mà đạp cửa, dập vỡ 2 vỏ chai bia mang theo và xông vào nhà để tìm anh Phụng, nhưng do trời tối nên cả hai không thấy đường. Tức giận Tuấn và Sang Heo dùng tay quơ ngang và quăng xuống đất làm thiệt hại một số tài sản là đồ điện tử, gia dụng như (tí vi, tủ lạnh, tủ quân áo..,) và một số nguyên liệu làm hàng cơm của nhà anh Phụng, định giá thiệt hại là 4.582.000 đồng.

Ngoài ra, Sang Heo còn gọi điện thoại rủ Hoàng Khánh Duy (tức Duy Mập) tới nhà anh Phụng. Lúc này anh Sang Ba Sâm chạy xe ngang qua nhà anh Phụng nên Sang Heo nhìn thấy liền truy hô. Duy chở Tuấn và Sang Heo đuôi theo anh Sang Ba Sâm nhưng không kịp, nên cả hội đến quán karaoke Mai Vàng. Tại đây, cả hội đã hủy hoại tài sản của quán như (cửa kính, đèn, két bia...), với tống thiệt hại là 11.400.000 đồng. Trong đó, Tuấn ném cục bê tông vào kính, dùng khúc cây gỗ trong quán đập phá tài sản.

Sau khi hủy hoại tài sản tại quán Mai Vàng, cả hội của Tuấn đến quán nhậu. Ngoài việc đập phá tài sản nhà anh Phụng còn lấy cắp cúa nhà anh Phụng sô tiền 15.000.000 đồng, nên cả hội quay lại nhà anh Phụng nhưng không thấy ai. Tuấn nghĩ là chị Nương đang ở khách sạn Đông Khoa nên đã rủ cả hội đến đây tìm, nhóm của Tuấn đã dùng đá ném vỡ kính của khách sạn. Tuy không xác định được ai đã ném vỡ kính, nhưng gia đình Tuấn đă bồi thường bằng cách thay lắp kính mới.

Trong giai đoạn điều tra, gia đình Tuấn đã bồi thường xong toàn bộ thiệt hại trên nên những người bị hại đều có đơn bãi nại.

(Sang Heo hiện đang bỏ trốn, còn Duy không bị khỏi tố vì chựa đủ căn cứ).

Tại bản án hình sự sơ thẩm số 140/2010/HSST ngày 12/10/2010, Tòa án nhân dân thành phố M áp dụng khoản 1 Điều 143; các điểm b và p khoản 1, khoản 2 Điều 46; điểm g khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự xử phạt Trần Thanh Tuấn 9 tháng tù về tội “hủy hoại tài sản”; ghi nhận sự tự nguyện thỏa thuận bồi thường thiệt hại giữa bị cáo và những người bị hại.

Ngày 22/10/2010, Trần Thanh Tuấn kháng cáo xin hưởng án treo.

Ngày 25/11/2010 chị Lê Thị Kim Huyền, anh Võ Minh Phụng và chị Phan Hồng Nương đều có đơn xin cho bị cáo được hưởng án treo.

Tại bản án hình sự phúc thẩm số 189/2010/HSPT ngày 27/12/2010, Tòa án nhân dân tỉnh T sửa bản án hình sự sơ thẩm, áp dụng thêm Điều 60 Bộ luật hình sự, xử phạt bị cáo 9 tháng tù về tội “hủy hoại tài sản” nhưng cho hưởng án treo với thời gian thử thách là 24 tháng, khẩu trừ thời gian tạm giam (02 tháng 24 ngày) thì bị cáo phải chịu thời gian thử thách còn lại là 18 tháng 12 ngày.

Tại kháng nghị giám đốc thẩm số 12/QĐ-VKSTC-V3 ngày 26/5/2011, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị bản án hình sự phúc thẩm số 189/2010/HSPT ngày 27/12/2010 của Tòa án nhân dân tỉnh T về phần trách nhiệm hình sự đối với Trần Thanh Tuấn; đề nghị Tòa Hình sự Tòa án nhân dân tối cao xét xử vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm, hủy bản án hình sự phúc thầm nêu trên để xét xử phúc thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

II. Những vấn đề cần rút kinh nghiệm.

a/Đổi với cấp sơ thẩm:

Trần Thanh Tuấn và đồng bọn đã có hành vi hủy hoại tài sản gia đình anh Võ Minh Phụng (trị giá thiệt hại là 4.582.000 đồng), đập phá tài sản tại quán của chị Lê Thị Kim Huyền (thiệt hại là 11.400.000 đồng), đập vỡ cửa kính tại quán của anh Nguyễn Văn Thiện. Do đó, Tòa án cấp sơ thẩm kết án bị cáo về tội “hủy tại tài sản” theo khoản 1 Điều 143 Bộ luật hình sự là đúng pháp luật. Trong vụ án này, Trần Thanh Tuấn là người chủ động rủ rê Nguyễn vằn Sang thực hiện liên tiếp 2 vụ hủy hoại tài sản vào lúc đêm rạng sáng ngày 30/3/2010 gây mất trật tự trị an nơi công cộng. Mặc dù bị cáo có các tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm b (tự nguyện bồi thường thiệt hại) và p (thành khẩn khai báo) khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự, nhưng bị cáo lại có tình tiết tăng nặng là tái phạm theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự, nên mức hình phạt 9 tháng tù mà Tòa án cấp sơ thẩm dã áp dụng đối với Trần Thanh Tuấn là nhẹ, chưa tương xứng với tính chất, mức độ của hành vi phạm tội của bị cáo.

b/ Đối với cấp phúc thẩm :

Khi xét xử phúc thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm cũng nhận định bị cáo Tuấn có hai tiền án, hành vi phạm tội nguy hiểm được thực hiện với quyết tâm rất cao, chỉ trong thời gian ngắn bị cáo đã thực hiện hai vụ hủy hoại tẩi sản, đã được cải tạo trong thời gian dài vẫn tiếp tục vi phạm pháp luật, nhưng vẫn cho bị cáo được hưởng án treo là không đúng với quy định tại Điều 60 Bộ luật hình sự và tiểu mục 6.1 Mục 6 Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về điều kiện cho hưởng án treo. Mặt khác, Tòa án cấp phúc thẩm ấn định thơì gian thử thách của án treo đối với bị cáo Tuấn là 24 tháng, khấu trừ thời gian tạm giam (02 tháng 24 ngày) thì bi cáo phải chịu thời gian thử thách còn lại là 18 tháng 12 ngày, như vậy là cũng không đúng với hướng dẫn về án treo tại Nghị quyết nêu trên. Tại Quyết định giám đốc thẩm số 29/2011/HS-GĐT ngày 26/9/2011 của Tòa Hình sự Tòa án nhân dân tối cao đã hủy bản án hình sự phúc thấm số189/2010/HSPT ngày 27/12/2010 của Tòa án nhân dân tỉnh T, giao Hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh T để xét xử phúc thẩm lại theo đúng qụy định của pháp luật. Thông qua vụ án này, Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự xin thông báo đê Viện kiêm sát địa phương nghiên cứu, trao đổi khi áp dụng Điêu 60 Bộ luật hình sự vê chế định án treo./.

Ghi chú: Một số địa danh đã được Ban biên tập thay đổi

28- Rút kinh nghiệm khi định tội cướp tài sản.

Nguồn: Thông báo số 507/TBRKN-VPT2 ngày 15/12/2011

Thực hiện Chỉ thị 03/2008/CT-VKSTC-VPTI của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về tăng cường công tác kháng nghị phúc thẩm án hình sự. Thông qua công tác kiểm sát bản án hình sự sơ thẩm, Viện thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm tại Đà Năng ( Viện phúc thẩm 2) đã kháng nghị phúc thẩm bản án số 31/2001/HSST ngày 08-6-2011 của Tòa án nhân dân tỉnh do vi phạm nghiêm trọng trong việc định tội cướp tài sản và áp dụng hình phạt, xin thông báo để Viện kiểm sát địa phương nghiên cứu khi áp dụng pháp luật.

1. Nội dung vụ án

Theo nội dung cáo trạng và bản án sơ thẩm thì hanh vi phạm tội của bị cáo Đinh Tuấn Hòa được xác định như sau:

Tối ngày 06-9-2010, Đinh Tuấn Hòa lấy một con dao nhọn Thái Lan bỏ vào túi quần đến nhà ông Nguyễn Nhật Lai cùng thôn để xem ti vi. Đến khoảng 24 giờ cùng ngày thứ Hòa đi về nhà, trên đường đi về Hòa nảy sinh ý định trộm cắp tiền của bà Nguyễn Thị Sở đê trả nợ, nên Hòa đạp xe đến quán bán hàng của bà Sở trú cung thôn để trộm cắp tiền. Khi đến cách quán của bà Sở khoảng 100 mét, thì Hòa bỏ xe đạp ven đường rồi đi bộ đến quán (lúc này khoảng 01giờ ngày 07-9-201  , Hòa quan sát xung quanh thấy không có động tĩnh gì và đèn điện trong quán bà Sở đã tắt nên Hòa vén tấm bạt che cửa quán đi vào bên trong và đì đến chỗ ngăn kéo đựng tiền của.bà Sở lấy 100.000 đồng cất vào túi áo trước ngực trái của mình. Khi đó, Hòa nghe thấy tiếng võng nơi bà Sở đang nằm ngủ phát ra tiếng kêu cọt kẹt,. Hòa nghĩ rằng bà Sở phát hiện ra mình đang trộm cắp tài sản sẽ kêu la người tới bắt giữ, nên Hòa lấy dao nhọn đâm liên tiếp nhiều nhát vào người bà Sở. Do bì đâm bất ngờ nên bà Sở vùng vẫy và bị rơi từ trên võng xuống đất, Hòa đâm thêm một nhát nữa vào người bà Sở rồi chạy ra khỏi quán, vứt con dao sang bên đương, lấy xe đạp đi về nhà rẫy ngủ. Đến khoảng 8 giờ ngày 07-9-2010, Hòa ngủ dậy đem 100.0000 đồng đến trả nợ cho ông Lai, sau đó đi xe buýt đến nhà người quen trốn, đến ngày 09-9-2010 thì Hòa bị bắt.

Tại bản giám định pháp y số 1050 ngày 10/11-2010 của Trung tâm giám định pháp y tỉnh kết luận: Bà Nguyễn Thị Sở bị đa thương, vỡ lách, cắt bỏ lách. Tổn hại 35% sức khỏe.

2. Quá trình tố tụng

Tại bản án số 31/201 I/HSST ngày 08-6-2011  của Toà án nhân dân tỉnh tuyên bố bị cáo Đinh Tuấn Hòa phạm các tội " Giết người , " Cướp tài sản ; đồng thời áp dụng điểm n khoản 1 Điều 93; khoản 1 Điều 133;.điểm p khoản 1 Điều 46; Điều 69; khoản 1 Điều 74; Điều 18; khoản 1 Điều 52; Điều 50 Bộ luật hình sự (BLHS) xử phạt bị cáo Hòa 09 năm 06 tháng tù về tội " Giết người”, 02 năm 06 tháng tù về tội cướp tài sản". Tổng hợp hình phạt hai tội buộc bị cáo phải chấp hành hình phạt chung là 12 năm tù.

Tại kháng nghị phúc thẩm số 289/QĐ-KNPT ngày 08-7-2011  của Viện trưởng Viện phúc thẩm 2, kháng nghị phần tuyên bố bị cáo Đinh Tuấn Hòa phạm tội "Cướp tài sản" và phần áp dụng khoản 1 Điều 133 BLHS xử phạt Đinh Tuấn Hòa 02 năm 06 tháng tù về tội " Cướp tài sản" của bản án hình sự sơ thẩm số 31/201 I/HSST ngày 08-6-2011  của Tòa án nhân dân tỉnh. Đề nghị, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Năng xét xử vụ án theo thủ tục phúc thẩm, căn cứ quy định tại điểm 2 Điều 107 Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) và áp dụng Điều 251 BLTTHS để: Hủy phần tuyên bố bị cáo Đinh Tuấn Hòa phạm tội  "Cướp tài sản" và phần áp dụng khoản 1 Điều 133 BLHS xử phạt bị cáo Đinh Tuấn Hòa 02 năm 06 tháng tù của bản án hình sự thẩm số 31/2011/HSST ngày 08-6-2011 của Tòa án nhân dân tinh Tuyên bố Đinh Tuấn Hòa không phạm tội " Cướp tài sản " và đình chỉ vụ án về tội "Cướp tài sản "đối với Dinh Tuấn Hòa.

Tại bản án hình sự phúc thẩm số 270/2011/HSPT ngày 25-8-2011  của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Năng, chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, sửa bản án sơ thẩm: Căn cứ điểm 2 Điều 107; Điều 251 BLTTHS hủy quyết định của bản án sơ thẩm số 31/2011/HSST ngày 08-6-2011  của Tòa án nhân dân tỉnh đã tuyên xử Đinh Tuấn Hòa 02 năm 06 tháng tù về tội " Cướp tài sản" ; tuyên bố Đinhrtuân Hòa không phạm tội " Cướp tài sản" và đình chỉ vụ án về tội " Cướp tài sản" đối với Đinh Tuấn Hòa.

3. Những vấn đề cần rút kinh nghiệm

Bản án hình sự sơ thẩm số 31/2011/HSST ngày 08-6-2011  của Toà án nhân dân tỉnh tuyên bố Đinh Tuấn Hòa phạm tội "Cướp tài sản" theo quy định tại khoản 1 Điều 133 BLHS, đồng thời xử phạt Đinh Tuấn Hòa 02 năm 06 tháng tù về tội "Cướp tài sản, là không đúng pháp luật, bởi lẽ, Đinh Tuấn Hòa chiếm đoạt 100.000 đồng của bà Sở bằng hành vi lén lút bí mật (hành vi trộm cắp tài sản) chứ không phải bằng hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc. Đinh Tuấn Hòa dùng dao đâm nhiều nhát vào người bà Sở là do sợ bị phát hiện, bắt giữ chứ không phải nhằm chiếm đoạt tài sản 100.000 đồng như bản án sơ thẩm nhận định, vì lúc đó Đinh Tuấn Hòa đã lấy được 100.000 đồng và bà Sở đang nằm ngủ nên không có việc bà Sở giành hoặc giữ lại 100.000 đồng từ tay Đinh Tuấn Hòa.

Theo hướng dẫn tại Nghị quyết 1/89 HĐTP ngày 19-4-1989 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao và hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25-12-2001 của Toà án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ công an - Bộ tư pháp về việc định tội trong trường hợp chuyển hóa từ một số hình thức chiếm đoạt tài sản thành cướp tài sản như sau:  "Nếu người phạm tội dã chiếm đoạt được tài sản, nhưng đã bị người bị hại hoặc người khác giành lại, mà người phạm tội tiếp tục dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay túc khắc tấn công người bị hại hoặc người khác nhằm chiếm đoạt cho được tài sản thì đã có đầy đủ các dấu hiệu cấu thành tội cướp tài sản ". Theo hướng dẫn này, thì hành vi chiếm đoạt 100.000 đồng nêu trên của Đinh Tuấn Hòa không cấu thành tội "Cướp tài sản" quy định tại Điều 133 BLHS, đồng thời cũng không cấu thành tội trộm cắp tài sản" vì không thỏa mãn yếu tố cấu thành cơ bản tại Điều 138 BLHS (giá trị tài sản chiếm đoạt không đủ từ 2. 000. 000 đồng hoặc dưới 2. 000. 000 đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiến đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chua được xóa án tích mà còn vi phạm).

Như vậy, việc bản án hình sự sơ thẩm số 31/2011/HSST ngày 08-6-2011 của Toà án nhân dân tỉnh tuyên bố Đinh Tuấn Hòa phạm tội cướp tài sản" và áp dụng khoản 1 Điều 133 BLHS xử phạt Đinh Tuấn Hòa 02 năm 06 tháng tù về tội "Cướp tài sản” là không đúng pháp luật (làm oan về tội này), gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi hợp pháp của Đinh Tuấn Hòa (khi phạm tội Đinh Tuấn Hòa chưa thành niên mới 16 tuổi 5 ngày), vi phạm nguyên tắc không làm oan người vô tội quy định tại Điều 23 BLTTHS.

Đây là kinh nghiệm tốt trong công tác kiểm sát bản án sơ thẩm và kháng nghị phúc thẩm án hình sự: Viện phúc thẩm 2 xin thông báo để Viện kiểm sát địa phương nghiên cứu để áp dụng đúng đắn pháp luật trong quá trình giải quyết án hình sự.

VKSND tỉnh Khánh Hòa

Liên kết website

Thông kê truy cập