Trang thông tin tổng hợp Viện Kiểm Sát Khánh Hòa

tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới

Chi bộ Viện kiểm sát nhân dân huyện Diên Khánh sinh hoạt tuyên truyền 80 năm ra đời "Đề cương văn hóa Việt Nam" (1943 - 2023)

Thực hiện Hướng dẫn số 41-HD/TU ngày 28/02/2023 của Tỉnh ủy Khánh Hòa, Hướng dẫn số 22-HD/BTVHU ngày 10/03/2023 của Huyện ủy Diên Khánh, về tuyên truyền 80 năm ra đời “Đề cương Văn hóa Việt Nam” (1943 – 2023) do đồng chí Tổng Bí thư Trường Chinh soạn thảo và được thông qua tại Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương tháng 2 năm 1943, Chi bộ Viện kiểm sát nhân dân huyện Diên Khánh tổ chức buổi sinh hoạt tuyên truyền 80 năm ra đời “Đề cương Văn hóa Việt Nam”, những giá trị cốt lõi của Đề cương được Đảng ta không ngừng kế thừa, vận dụng và phát triển để từng bước hoàn thiện tư duy lý luận và nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn trong lĩnh vực văn hóa, văn nghệ.

Thời kỳ năm 1940 – 1945 là thời kỳ hoạt động của Đảng bị địch khủng bố gắt gao, ác liệt.hoàn cảnh tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội rất rối ren của đất nước, lúc cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai đang đi gần tới kết thúc. Nhật xâm chiếm Đông Dương. Cách mạng Việt Nam lúc này không những đứng trước tình thế vô cùng gay go, căng thẳng mà còn phải đương đầu với những thủ đoạn thâm độc của phátxít Nhật, Pháp hòng trói buộc văn hóa, thậm chí giết chết tiền đồ của nền văn hóa dân tộc ta. Hội nghi Trung ương tháng 11 năm 1940 đã phân tích những diễn biến mới của tình hình thế giới, nhất là sau khi Pháp đầu hàng Đức, Nhật xâm lược Đông Dương để chỉ ra rằng “Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia, dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được”. Tại Hội nghị Trung ương tháng 11 năm 1940 xác định “Lập lại nền quốc gia giáo dục, nâng cao trình độ văn hóa, thể dục, cưỡng bách giáo dục tới bậc sơ học, thủ tiêu nạn mù chữ, mỗi dân tộc có quyền dùng tiếng mẹ đẻ, nền giáo dục của riêng mình, lập nên các trường chuyên môn quân sự, chính trị và kỹ thuật”. Tháng 2 năm 1943, Đảng ta ban hành Đề cương về văn hóa Việt Nam do đồng chí Tổng Bí Thư Trường Chinh soạn thảo và được thông qua tại Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp tại Võng La (Đông Anh, Phúc Yên).

“Đề cương về văn hóa Việt Nam” năm 1943 có kết cấu gồm 05 phần: Phần (I): “Cách đặt vấn đề”; phần (II): “Lịch sử và tính chất văn hóa Việt Nam”; phần (III): “Nguy cơ của văn hóa Việt Nam dưới ách phát xít Nhật, Pháp”; phần (IV): “Vấn đề cách mạng văn hóa Việt Nam” và phần (V): “Nhiệm vụ cần kíp của những nhà văn hóa Mácxít Đông Dương và nhất là của những nhà văn hóa Mácxít Việt Nam”.

Nội dung cơ bản của Đề cương thể hiện các quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, phương châm, nguyên tắc của nền văn hóa dân tộc, như sau:

Thứ nhất, xác định phạm vi của văn hóa bao gồm cả tư tưởng, học thuật và nghệ thuật; quan hệ giữa văn hóa và kinh tế, chính trị: nền tảng kinh tế của xã hội và chế độ kinh tế dựa trên nền tảng ấy quyết định toàn bộ văn hóa của xã hội kia (hạ tầng cơ sở quyết định thượng tầng kiến trúc).

Thứ hai, xác định văn hóa là một trong ba mặt trận (kinh tế, chính trị và văn hóa)Văn hóa không thể đứng ngoài “mà phải ở trong kinh tế và chính trị” và ngược lại kinh tế, chính trị cũng nằm “trong văn hóa”. Đời sống xã hội được xây dựng, kết cấu đan cài từ những lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa; trong đó, văn hóa là nền tảng tinh thần của đời sống xã hội. Từ đó, một trong những vấn đề cơ bản, hệ trọng đặt ra là phải giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa lĩnh vực văn hóa với chính trị, kinh tế mà người cộng sản cần phải hoạt động, không chỉ phải làm cách mạng chính trị mà còn phải làm cách mạng văn hóa, có lãnh đạo được phong trào văn hóa Đảng mới ảnh hưởng được dư luận, việc tuyên truyền của Đảng mới hiệu quả, phải hoàn thành cách mạng văn hóa mới hoàn thành được cuộc cải tạo xã hội; cuộc cách mạng văn hóa muốn hoàn thành phải do Đảng lãnh đạo.

Thứ ba, để thực hiện cuộc cách mạng văn hóa ở nước ta phải nắm vững “ba nguyên tắc vận động”, đó là: Dân tộc hóa, đại chúng hóakhoa học hóa. Ba nguyên tắc đã trở thành phương châm, mục tiêu hành động, là quan điểm xuyên suốt trong quá trình cách mạng và xây dựng nền văn hóa mới. Trong đó: Dân tộc hóa là chống mọi ảnh hưởng nô dịch và thuộc địa, làm cho văn hóa phát triển độc lập; Khoa học hóa là chống lại tất cả những gì làm cho văn hóa trái khoa học, phản tiến bộ, tạo điều kiện cho nền văn hóa dân chủ mới nhanh chóng thoát khỏi sự kìm hãm ấy, nhằm phát triển về mọi mặt trên cơ sở khoa học; Đại chúng hóa là chống lại mọi chủ trương, hành động làm cho văn hóa phản lại quần chúng nhân dân hoặc xa đông đảo quần chúng, là văn hóa của Nhân dân, phục vụ Nhân dân, làm cho mọi người biết đọc, biết viết, biết thưởng thức và tham gia sáng tạo nghệ thuật và dần dần chiếm lĩnh các giá trị tinh thần mà dân tộc và loài người tạo ra.

Từ khi Đề cương về văn hóa Việt Nam 1943 được Ban Thường vụ Trung ương Đảng thông qua đến nay, nhiều định hướng quan trọng của Đề cương về văn hóa Việt Nam đã được Đảng ta kế thừa, bổ sung, Đảng ta đã có nhiều nghị quyết, quyết định, chỉ thị rất quan trọng để tập trung xây dựng và phát triển văn hoá trong thời kỳ mới. Trên cơ sở tổng kết những thành tựu đã đạt được về lĩnh vực văn hoá những năm đầu thời kỳ đổi mới, Đảng ta đã ban hành Nghị quyết Trung ương 4 khoá VII và đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII năm 1998 về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đây là những nghị quyết có ý nghĩa chiến lược về phát triển văn hoá Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

2. Tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng  về văn hóa – nghệ thuật:

Hệ thống các quan điểm lý luận về văn hóa trong tư tưởng Hồ Chí Minh là kết tinh những giá trị văn hóa Đông và Tây, truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế; là nhân cách, bản lĩnh văn hóa của một nhà văn hóa kiệt xuất; là sự vận dụng sáng tạo những lý luận về văn hóa của chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Tư tưởng của Người về văn hóa dẫn dắt, định hướng việc xây dựng, phát triển, nâng cao tầm vóc nền văn hóa Việt Nam.

Trong bài viết “Những hiểu biết cơ bản về quân sự, bài giảng của Ủy viên trưởng -Mục đọc sách”, được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào những trang cuối cùng trong cuốn sổ chép những bài thơ Nhật ký trong tù. Người đúc kết nội hàm khái niệm văn hóa như sau: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”; năm điểm lớn xây dựng nền văn hóa dân tộc đó là: “1- Xây dựng tâm lý: tinh thần độc lập, tự cường; 2- Xây dựng luân lý: Biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng; 3- Xây dựng cho xã hội: Mọi sự nghiệp có liên quan đến phúc lợi của Nhân dân trong xã hội; 4- Xây dựng chính quyền: Dân quyền; 5- Xây dựng kinh tế”. Khái niệm văn hóa mà Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu ra đã khái quát nội dung rộng nhất của phạm trù văn hóa, bao hàm các hoạt động vật chất và tinh thần của con người cùng với các giá trị mà con người sáng tạo ra; đồng thời, khái niệm văn hóa của Người cũng chỉ ra nhu cầu sinh tồn của con người với tư cách chủ thể hoạt động của đời sống xã hội chính là nguồn gốc, động lực sâu xa của văn hóa. Người chỉ ra những điểm lớn để xây dựng văn hóa dân tộc Việt nam của người chiến sĩ cách mạng phải tận trung với Tổ quốc, tận hiếu với Nhân dân, đặt lợi ích của Quốc gia, Dân tộc và Nhân dân lên trên lợi ích cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng; xây dựng nền văn hóa dân tộc phải gắn với vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, đạo đức và tâm lý con người,

Trong thời đại Hồ Chí Minh, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, các giá trị văn hóa Việt Nam đã được khơi dậy và phát huy cao độ, góp phần tạo động lực tinh thần để nhân dân ta giành thắng lợi trong cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, lập nên nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Với đường lối văn hóa đúng đắn của Đảng, văn hóa dân tộc đã tham gia tích cực vào các cuộc kháng chiến chống thực dân và đế quốc, giành lại độc lập tự do cho dân tộc, thống nhất đất nước. Tư tưởng của Hồ Chí Minh: “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi”, “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận” đã chiếu sáng và dẫn đường cho sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa mới.

Bước vào thời kỳ đổi mới (từ năm 1986 đến nay), kế thừa và phát huy tư tưởng đề cao văn hóa, coi trọng văn hóa của dân tộc trong lịch sử và những kinh nghiệm trong lãnh đạo văn hóa thời kỳ cách mạng dân tộc, dân chủ, Cương lĩnh Xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng ta đã xác định: “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển”.

Như vậy, nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc chính là “hồn cốt” của dân tộc, là “sức mạnh nội sinh”, trở thành nền tảng tinh thần, động lực và nguồn lực để chúng ta xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng không chỉ xác định mục tiêu cụ thể trong nhiệm kỳ Khóa XIII mà còn hướng tới những dấu mốc phát triển quan trọng của đất nước ta trong những thập niên sắp tới. 

Trong 12 định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030, có định hướng: “Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa, con người Việt Nam thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc”. 

3. Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới:

Ngay từ khi thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam, dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta đã xác định mục tiêu lý tưởng xuyên suốt của cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đây cũng là giá trị cơ bản, bao trùm để định hướng, dẫn dắt các hoạt động của cách mạng Việt Nam gắn liền hoàn cảnh lịch sử cụ thể của mỗi thời kỳ cách mạng. Trong kháng chiến chống xâm lược, cả nước hành quân theo tiếng gọi thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, cả nước bước vào thời kỳ hòa bình để xây dựng và phát triển theo Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Giá trị cơ bản của chủ nghĩa xã hội là giải phóng con người khỏi sự áp bức, bóc lột về phương diện dân tộc, giai cấp và xã hội, tạo điều kiện để con người phát triển toàn diện và hoàn thiện nhân cách của mình. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội gắn kết chặt chẽ, tác động lẫn nhau, trở thành quy luật cơ bản, nội dung cốt lõi của sự nghiệp cách mạng Việt Nam và của sự nghiệp xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam.

Tiến hành công cuộc đổi mới, Đảng ta đã ban hành Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991) và Cương lĩnh (Bổ sung, phát triển năm 2011). Cương lĩnh đã khẳng định: “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử”. Đồng thời, Cương lĩnh cũng đã xác định: “Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân xây dựng là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, có kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới”.

Trong Cương lĩnh (Bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng ta đã nêu lên các giá trị cơ bản của Văn hóa Việt Nam là “nhân văn, dân chủ, tiến bộ”; giá trị gia đình Việt Nam là “no ấm, tiến bộ, hạnh phúc”; chuẩn mực của con người Việt Nam là “giàu lòng yêu nước, có ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân, có tri thức, sức khỏe, lao động giỏi; sống có văn hóa, tình nghĩa, có tinh thần quốc tế chân chính”

Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc ngày 24/11/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần phải thực hiện thật tốt là: “Xây dựng con người Việt Nam thời kỳ đổi mới, phát triển, hội nhập với những giá trị, chuẩn mực phù hợp, gắn với giữ gìn, phát huy giá trị gia đình Việt Nam, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị của quốc gia - dân tộc; kết hợp nhuần nhuyễn những giá trị truyền thống với giá trị thời đại: Yêu nước, đoàn kết, tự cường, nghĩa tình, trung thực, trách nhiệm, kỷ cương, sáng tạo. Những giá trị ấy được nuôi dưỡng bởi văn hóa gia đình Việt Nam với những giá trị cốt lõi: Ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, văn minh; được bồi đắp, phát triển bởi nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc với hệ giá trị: Dân tộc, dân chủ, nhân văn, khoa học; trên nền tảng của hệ giá trị quốc gia và cũng là mục tiêu phấn đấu cao cả của dân tộc ta: Hòa bình, thống nhất, độc lập, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, hạnh phúc”.

Có thể nói, đây là sự tổng kết, chắt lọc và khái quát hóa lý luận rất cô đọng, rõ ràng, cụ thể về các hệ giá trị con người, gia đình, văn hóa và hệ giá trị quốc gia - dân tộc đã được Đảng ta nêu ra trong các văn kiện, nghị quyết của Đảng từ trước đến nay. Đồng thời, sự đúc kết này cũng xuất phát từ tổng kết thực tiễn tiến hành triển khai thực hiện các hệ giá trị này trong hoạt động của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể chính trị - xã hội và của toàn dân ta trong hơn 35 năm đổi mới. Các hệ giá trị này đã đóng vai trò định hướng, thống nhất ý chí và tình cảm chung của toàn Đảng, toàn dân, thể hiện khát vọng chung của dân tộc để tạo nên những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử vừa qua.

4. Những giá trị tuyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng và văn hóa của quê hương, con người Khánh Hòa trong suốt 370 năm qua:

Khánh Hòa nằm ở vị trí trung tâm của các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, là vùng đất không rộng, nhưng thiên nhiên ưu đãi cho Khánh Hòa có nhiều danh lam thắng cảnh; khí hậu ôn hòa, biển xanh, cát trắng, nắng vàng, cảnh quan thiên nhiên phong phú, đa dạng, người dân hiền hòa. Các bãi biển như Đại Lãnh, Dốc Lết, Bãi Trũ, Nha Trang, Bãi Dài, vịnh Vân Phong… là những cảnh đẹp nổi tiếng từ xưa được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến. Khánh Hòa là trung tâm du lịch biển quốc gia, có thương hiệu quốc tế.

Trải qua lịch sử hàng ngàn năm, đặc biệt kể từ năm 1653 đến nay, mảnh đất Thái Khang đến Khánh Hòa có những lúc thăng, trầm, nhưng người dân Khánh Hòa luôn
nổ lực cần cù, chịu thương, chịu khó trong lao động, kiên cường, dũng cảm, bất khuất trong đấu tranh để xây dựng và bảo vệ quê hương.Truyền thống văn hóa lâu đời, lịch sử hào hùng của Khánh Hòa 370 năm qua, người dân Khánh Hòa luôn giữ vững và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, luôn một lòng yêu nước, thương nòi, đoàn kết, kiên cường trong đấu tranh dựng nước và giữ nước; cần cù,sáng tạo trong lao động sản xuất; coi trọng nhân nghĩa, tiếp thu những tinh hoa văn hóa để phát triển. Trong sinh hoạt,người dân Khánh Hòa sống hiền hòa, giản dị, cần kiệm,trọng lẽ phải, giàu tình thương, tính tình ngay thẳng, ưa chân thật, rắn rỏi, chuộng thiết thực hơn hào nhoáng. Theo Sách Đại Nam nhất thống chí có nhận xét về người Khánh Hòa “Phong tục thuần hậu…Kẻ sĩ chất phác mà trầm tĩnh,Nhân dân kiệm mà lành…phần nhiều đơn giản không ưu chuộng xa hoa...”.Từ xa xưa, tín ngưỡng thờ cúng nữ thần Po Inư Nagar của cộng đồng người Chăm và Mẹ xứ sở Thiên Y A Na của người Việt đã giao thoa, giao hòa với nhau. Tất cả cùng hội tụ tại di tích Tháp Bà Ponagar cổ kính, linh thiêng. Huyền tích của người Việt về Mẹ xứ sở Thiên Y A Na đã biểu lộ tinh thần đoàn kết, hòa hợp dân tộc rất sâu đậm. Cái mạch ngầm văn hóa xứ Trầm Hương cứ âm thầm chảy mãi như sợi dây gắn kết quá khứ với tương lai. Di sản văn hóa của người xưa để lại trên vùng đất Khánh Hòa không chỉ là những di tích, những giá trị hữu hình. Đó còn là những đức tính, phẩm chất quý giá tiềm ẩn trong đời sống, trái tim của mỗi người dân nơi đây về: Tình yêu quê hương đất nước; truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất và dũng cảm; tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau, xây dựng và bảo vệ quê hương. Nét đẹp văn hóa của Khánh Hòa vừa đậm đà bản sắc, vừa đa dạng loại hình, đó là bởi sự ảnh hưởng của đặc điểm điều kiện tự nhiên và nhân văn. Đây là nơi hội tụ đầy đủ các yếu tố văn hóa núi rừng, văn hóa đồng bằng và văn hóa biển, đảo. Ngược lên huyện Khánh Sơn, tìm hiểu về di tích Dốc Gạo để hiểu thêm về những bộ đàn đá mang thanh âm núi rừng ngân nga. Những dấu tích để lại ở di chỉ này đã đủ cơ sở để các nhà khảo cổ học cho rằng đây là “công xưởng chế tác đàn đá thời tiền sử khổng lồ nhất ở Việt Nam”. Khánh Sơn còn biết đến là xứ sở của những làn điệu sử thi nổi tiếng của đồng bào Raglai. Xuôi xuống miền đồng bằng, chúng ta có cả một nền văn hóa đình làng trong tổng thể của truyền thống văn hóa làng xã Việt Nam. Hệ văn hóa đình làng, chùa chiền, miếu mạo… dưới sắc thái văn hóa truyền thống của những nông dân cần cù, chăm chỉ được biểu hiện qua các lễ hội truyền thống, như: Lễ hội Am Chúa, lễ hội Tháp Bà, lễ hội cúng đình… được lưu truyền đến ngày nay. Đi về miền biển, những ngư dân ở các làng biển vẫn gìn giữ các lễ hội cúng đình, cúng lăng, lễ hội Cầu ngư, tín ngưỡng thờ cúng cá voi, cùng những điệu hò bá trạo mênh mang sóng nước… Tất cả góp phần tạo cho Khánh Hòa có những đặc trưng văn hóa thật tiêu biểu và độc đáo.

Khánh Hòa là xứ trầm hương
Non cao biển rộng, người thương đi về
Yến sào mang đậm tình quê
Sông sâu đá tạc lời thề nước non.

Với tất cả những truyền thống văn hóa tốt đẹp, đặc biệt là tinh thần yêu nước, thương dân, đoàn kết thủy chung, ý chí quật cường bất khuất, tấm lòng trọng nghĩa, hiền hòa,người dân Khánh Hòa đã sớm tiếp nhận ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tham gia tích cực vào cuộc vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, để từ đó một lòng tin Đảng, đi theo Đảng, sát cánh cùng Nhân dân cả nước, bằng mọi hy sinh gian khổ, chiến đấu kiên cường, đặc biệt là trong cuộc đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội đã lập nên nhiều chiến công oanh liệt,góp phần tô thắm thêm trang sử hào hùng của quê hương Khánh Hòa. Đó là những trang sử vàng vô giá, là niềm tin, niềm tự hào luôn thôi thúc, động viên, cổ vũ các thế hệ người dân Khánh Hòa vững bước đi lên, trong tiến trình phát triển chung của đất nước trên con đường đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

5. Khơi dậy khát vọng xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa là nơi Nhân dân có mức sống cao, hiền hòa và hạnh phúc:

Khát vọng xây dựng tỉnh Khánh Hòa trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương được đặt ra tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa lần thứ XVI, XVII, XVIII và Kết luận số 53-KL/TW, ngày 24/12/2012 của Bộ Chính trị khóa XI về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Đặc biệt, khát vọng đó được khái quát, cô động, súc tích trong Nghị quyết số 09-NQ/TW, ngày 28/01/2022 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045: Khánh Hòa là thành phố đáng sống, nơi Nhân dân có mức sống cao,hiền hòa và hạnh phúc.Để thực hiện khát vọng đó, toàn Đảng bộ, toàn dân,toàn quân trong tỉnh cần ra sức phát huy truyền thống văn hóa, lịch sử, sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc; cần sự nỗ lực, ý chí, quyết tâm, bản lĩnh chính trị và khát vọng vươn lên mạnh mẽ của Đảng bộ, chính quyền, cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân trong tỉnh; đồng thời khai thác cao độ tiềm năng, lợi thế về biển để xây dựng và phát triển tỉnh nhà giàu đẹp, văn minh. Với mục tiêu, phấn đấu đến năm 2030: Khánh Hòa là thành phố trực thuộc Trung ương; là trung tâm dịch vụ,du lịch biển quốc tế; là một cực tăng trưởng, trung tâm của khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và cả nước về kinh tế biển, công nghiệp công nghệ cao, khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, đào tạo nguồn nhân lực và chăm sóc sức khỏe chất lượng cao; là nơi Nhân dân có mức sống cao, hiền hòa và hạnh phúc. Tầm nhìn đến năm 2045:Khánh Hòa là đô thị thông minh, bền vững, bản sắc, ngang tầm khu vực Châu Á; là hình mẫu của sự gắn kết giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh; là thành phố đáng sống, nơi Nhân dân có mức sống cao, hiền hòa và hạnh phúc...

Do vậy, nhiệm vụ hàng đầu là phải cổ vũ động viên,tuyên truyền, khơi dậy và phát huy mạnh mẽ truyền thống văn hóa, truyền thống cách mạng, tinh thần yêu quê hương, đất nước; ý chí tự lực, tự cường, chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, khát vọng vươn lên, vượt qua khó khăn thử thách. chung tay xây dựng tỉnh giàu đẹp, phát triển hiện đại.Một khi khát vọng được khơi dậy, có sự cộng hưởng, thì sẽ trở thành một lực lượng, một sức mạnh nội sinh, là động lực to lớn để xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa trong tương lai.

Thành vi (Tổng hợp)

Liên kết website

Thông kê truy cập